• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển ngành chăn nuôi bền vững từ an toàn sinh học

(Chinhphu.vn) - Dự kiến năm nay ngành chăn nuôi sẽ tăng trưởng giá trị sản xuất khoảng 5-6% so với năm 2021, với sản lượng thịt các loại ước đạt 6,98 triệu tấn.

23/09/2022 17:41
Phát triển ngành chăn nuôi bền vững từ an toàn sinh học - Ảnh 1.

Năm 2022 ngành chăn nuôi sẽ cho ra sản lượng thịt các loại ước đạt 6,98 triệu tấn - Ảnh minh họa

Ngày 23/9, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2022 và thúc đẩy đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị.

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đến tháng 8 năm nay, tổng đàn lợn trên cả nước khoảng 28,7 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi cả nước trong 8 tháng năm 2022 ước đạt khoảng 2,94 triệu tấn. Dự kiến từ nay đến cuối năm, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 350.000 tấn/tháng.

Sonh song với đó, đàn gia cầm đạt khoảng 530 triệu con, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 8 tháng năm 2022 ước đạt 1,35 triệu tấn, sản lượng trứng gần 12,3 tỷ quả. Dự kiến từ nay đến cuối năm, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt trên 160.000 tấn/tháng và sản lượng trứng ước khoảng 1,53 tỷ quả/tháng.

Đối với chăn nuôi gia súc ăn cỏ, nhìn chung có sự phát triển ổn định. Theo thống kê, đến nay đàn bò ước đạt gần 6,42 triệu con, trong đó đàn bò sữa trên 339.000 con. Sản lượng thịt bò hơi ước đạt 324.000 tấn, sản lượng sữa bò tươi ước đạt gần 786.000 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Đàn trâu cả nước có khoảng 2,26 triệu con, sản lượng thịt ước đạt 85.300 tấn.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, theo kế hoạch, năm 2022 ngành chăn nuôi sẽ tăng trưởng giá trị sản xuất khoảng 5-6% so với năm 2021, với sản lượng thịt các loại ước đạt 6,98 triệu tấn. Trong đó thịt lợn đạt trên 4,3 triệu tấn, thịt gia cầm đạt trên 2 triệu tấn, sản lượng trứng ước đạt trên 18,4 tỷ quả (tăng 4,6%), sản lượng sữa khoảng trên 1,16 triệu tấn (tăng 8,3%).

Trong năm 2023, ngành chăn nuôi tiếp tục tăng giá trị sản xuất từ 5,5-6,0% so với năm 2022. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7-7,5 triệu tấn, sản lượng trứng các loại khoảng 19,1 tỷ quả và 1,25 triệu tấn sữa, 60 nghìn tấn mật ong.

Hiện nay, Cục Chăn nuôi và sở NN&PTNT, chi cục chăn nuôi và thú y các tỉnh phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển chăn nuôi theo mật độ phù hợp, kiểm soát môi trường và dịch bệnh. Cùng với đó là phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi với quy mô lớn, đồng bộ. Cục Chăn nuôi cũng khuyến khích các doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi, áp dụng công nghệ cao và áp dụng phần mềm quản lý giống tiên tiến để đánh giá, chọn tạo giống.

Cục Chăn nuôi cũng thực hiện giải pháp tổ chức sản xuất gắn với thị trường, bảo đảm an toàn sinh học và an toàn thực phẩm. Trong đó xây dựng, phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị sản phẩm. Lấy doanh nghiệp làm yếu tố chủ đạo, lấy hợp tác xã và tổ hợp tác là yếu tố kết nối nông dân.

Các địa phương tuyên truyền và hỗ trợ phát triển các chuỗi ngành hàng lớn, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, các chuỗi sản phẩm đặc hữu, hữu cơ, tích hợp giá trị sinh thái. Đặc biệt phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí thú y.

Xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và hướng dẫn về chăn nuôi an toàn sinh học

Cũng theo ông Tống Xuân Chinh, ngành chăn nuôi cần xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và hướng dẫn về chăn nuôi an toàn sinh học cho chăn nuôi quy mô trang trại lẫn nông hộ.

Đồng thời phải xác định an toàn sinh học là yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững ngành chăn nuôi. Thời gian tới, ngành chăn nuôi cũng phát triển các chuỗi sản phẩm theo tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cục Chăn nuôi cũng đưa giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển chăn nuôi, như chọn, tạo giống, chế biến thức ăn và công nghệ chuồng trại. Đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại để xử lý và tận dụng hiệu quả chất thải và cải tạo môi trường chăn nuôi.

"Ngành chăn nuôi cũng chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ trong giết mổ, chế biến và xúc tiến thương mại, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu", ông Tống Xuân Chinh chia sẻ và cho biết thêm, ngành cũng hướng đến thực hiện các giải pháp về chuyển đổi số trong chăn nuôi.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, ngành chăn nuôi cần phải thực hiện các biện pháp để đảm an toàn dịch bệnh. Đặc biệt chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Cùng với đó, ngành cũng cần tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và thực hiện tốt các đề án.

Thứ trưởng cũng đề nghị, ngành chăn nuôi tập trung giải quyết vấn đề về giống, chủ động về thức ăn chăn nuôi và cải thiện môi trường chăn nuôi. Đồng thời đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến với các giải pháp đồng bộ. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. 

Ngành chăn nuôi cũng cần áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đặc biệt thúc đẩy chuyển đổi số để đảm bảo sự phát triển.  

Đỗ Hương