• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển ngành nuôi yến hiệu quả: 3 cần, 3 đủ

(Chinhphu.vn) - Theo lãnh đạo Hiệp hội Trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, để phát triển ngành yến có hiệu quả, có 3 điều kiện cần và 3 điều kiện đủ.

16/02/2023 18:27
Nhiều cơ hội phát triển ngành nuôi yến - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đến năm 2022, cả nước có 23.665 nhà yến. Các địa phương có số lượng nhà yến tăng nhanh nhất là Kiên Giang, Khánh Hòa và Lâm Đồng. Tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất là Kiên Giang với 2.995 nhà yến, tiếp đến là Bình Định 1.722 nhà yến.

Các vùng: ĐBSCL, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có 100% số tỉnh có nghề nuôi yến. Nhiều nhất là khu vực ĐBSCL với 10.572 nhà yến, chiếm 44,67%. Tiếp đến là vùng Nam Trung Bộ với 5.965 nhà yến, chiếm 25,21%; vùng Đông Nam Bộ với 4.958 nhà yến, chiếm 20,95%; vùng Tây Nguyên với 1.969 nhà yến, chiếm 8,32%.

Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, sản phẩm của yến được đưa vào định hướng trong Chiến lược phát triển chăn nuôi 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Ngày 9/11/2022, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành yến Việt Nam, bởi nhu cầu tiêu thụ tổ yến đang tăng mạnh trên thế giới, mà Trung Quốc chính là thị trường tiêu thụ lớn nhất.

Tuy nhiên, để xuất khẩu được tổ yến Việt Nam sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, cần phải hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu, mà trước hết là cấp mã số cho nhà nuôi chim yến.

Trong Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến sang Trung Quốc, yêu cầu sản phẩm tổ yến xuất khẩu phải có sự giám sát theo chuỗi sản phẩm, có thể truy xuất nguồn gốc từ gây nuôi, khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói, ghi nhãn đến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Cục Chăn nuôi đang lấy ý kiến các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia... để hoàn thiện và sớm ban hành hướng dẫn về đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi chim yến.

Việc sớm ban hành hướng dẫn về đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi chim yến cũng đang được các địa phương và doanh nghiệp mong đợi để có thể sớm bắt tay vào xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc. Nhiều doanh nhân ngành yến bày tỏ mong muốn có thể xuất khẩu chính ngạch những lô hàng tổ yến sang Trung Quốc ngay trong năm nay.

Theo TS. Nguyễn Đức Trọng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, để phát triển ngành yến có hiệu quả, có 3 điều kiện cần: Tổ chức lại hệ thống sản xuất và quản lý sản phẩm yến theo chuỗi giá trị; gắn mã định danh và thực hiện truy xuất nguồn gốc; đảm bảo về an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học đối với cơ sở nuôi yến và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm tổ yến.

Đồng thời, có 3 điều kiện đủ là xây dựng và tiêu chuẩn hóa thương hiệu quốc gia về sản phẩm tổ yến; cam kết mạnh mẽ về hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tổ yến với người nuôi chim yến; sự ủng hộ vào cuộc giữa các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy thị trường xuất khẩu tổ yến chính ngạch.

Đỗ Hương