• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển nghề gốm sứ Đông Triều

QNP – Một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới là chú trọng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương. Là một địa danh nổi tiếng với nghề gốm sứ, chính quyền địa phương huyện Đông Triều đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm đưa thương hiệu gốm sứ Đông Triều đến với bạn hàng và du khách gần xa.

11/05/2011 13:06
Nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch quốc lộ 18, những cơ sở kinh doanh gốm sứ tại huyện Đông Triều thu hút được rất nhiều khách tham quan dừng chân.

Nếu so về lịch sử, nghề gốm Đông Triều (Quảng Ninh) còn rất non trẻ. Tuy nhiên cùng với thời gian, nghề gốm Đông Triều đã dần lớn mạnh, tạo được thương hiệu riêng cho mình. Hiện tại, theo thống kê của Hiệp hội các doanh nghiệp gốm sứ Đông Triều, trên địa bàn huyện hiện nay có 10 doanh nghiệp và 54 cơ sở sản xuất gốm sứ, tập trung chủ yếu tại các xã Yên Thọ, Xuân Sơn, Bình Dương, Vĩnh Hồng, Đức Chính.

Dòng sứ Đông Triều là dòng sứ nặng lửa, nhiệt độ nung đạt tới 1300 o C. Chính do nhiệt độ đốt ở các lò của Đông Triều rất cao nên các sản phẩm làm ra có thời gian sử dụng rất lâu, đồng thời nước men cũng rất trong. Để đạt được điều này, những người thợ gốm Đông Triều đã mất nhiều thời gian để nghiên cứu, pha chế ra nguồn nguyên liệu thích hợp. Nguồn nguyên liệu chính là đất cao lanh chịu lửa được khai thác trên địa bàn của xã Tử Lạng huyện Kinh Môn (Hải Dương) và nguồn đất sét trắng dẻo Trúc Thôn (Hải Dương). Cùng với đó, việc tiến hành xử lý đất được những người thợ Đông Triều hết sức chú trọng, do đó hầu như không có các tạp chất lẫn - đặc biệt là không còn lượng ô xít sắt Fe2O3, đảm bảo cho độ trắng của sản phẩm được đều.

a8.jpg

Các sản phẩm đã được trang trí xong và chờ xuất hàng - Ảnh: Internet.

Gốm Đông Triều mang một nét đặc trưng mà các dòng gốm sứ khác không có được đó là các sản phẩm chậu hoa có kích thước lớn,các loại đôn để kê chậu, các loại ang trồng… với những hoa văn, họa tiết tinh xảo, sắc nét phản ánh cuộc sống lao động, con người và thiên nhiên Việt Nam. Những sản phẩm trên đang được các bạn hàng trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Với những lợi thế có được từ trong quá trình gây dựng nên thương hiệu, kết hợp với điều kiện giao thông thuận lợi, thích hợp cho việc giao thương, gốm sứ Đông Triều đang dần khẳng định thương hiệu, chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để nghề gốm sứ Đông Triều ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa, huyện Đông Triểu đã có những quy hoạch vùng cụ thể như: quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch chợ gốm sứ, quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống sản xuất gốm sứ gắn với phát triển thăm quan du lịch, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

a5.jpg

Hệ thống lò nung sản phẩm.

Cùng với đó, việc đẩy mạnh hình thức hoạt động du lịch kết hợp với kinh doanh hàng gốm sứ cũng được cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo. Hiện nay, ở huyện Đông Triều, có 5 điểm để du khách trong và ngoài nước dừng chân chiêm ngưỡng sản phẩm gốm sứ, đó là: sứ Long Hải, sứ Thái Sơn ở xã Yên Thọ; gốm Việt ở Mạo Khê; sứ Đông Triều ở Kim Sơn và sứ Thành Đồng ở Bình Dương. Các điểm dừng chân này thu hút hàng vạn lượt khách đến tham quan, mua sắm mỗi năm.

a6.jpg

Trang trí họa tiết, một công việc đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người làm nghề - Ảnh: Internet.

Để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của ngành nghề gốm sứ, tạo sức bật cho nghề gốm Đông Triều sánh với những làng nghề gốm sứ truyền thống khác trong nước, tỉnh cũng như địa phương đã có những chủ trương nhằm tạo bước đi vững cho nghề gốm: khuyến khích các hộ sản xuất đăng kí hoạt động kinh doanh dưới các hình thức công ty TNHH, công ty CP, xây dựng những điểm dừng chân cho khách, khuyến khích khách du lịch tham gia vào các bước sản xuất sản phẩm…

Nghề gốm sứ Đông Triều không chỉ đem lại cuộc sống ấm no cho những người làm nghề mà còn là niềm tự hào của chính người dân Đệ Tứ chiến khu. Sau nhiều năm vất vả với cơ chế thị trường, gốm sứ Đông Triều hôm nay đang dần tạo được thế đứng trong nước và quốc tế, cần lắm những con người có lòng yêu nghề, yêu những thớ đất, những nước men… để nghề gốm sứ nơi đây ngày càng phát triển hơn nữa, vươn xa hơn nữa./.