• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển nghề truyền thống ở Gia Lai

Khách đến Gia Lai bây giờ đã quen với những món quà lưu niệm như các loại túi xách, ví, áo nam nữ, khăn trải bàn, chiếc gùi, các loại đàn dân tộc... được làm từ các chất liệu thô sơ với những hoa văn và sắc mầu rực rỡ, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các tỉnh Tây Nguyên. Đây là cố gắng của tỉnh trong việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống và coi đó như là một cách giới thiệu hình ảnh nền văn hóa của mình.

01/12/2010 12:08

Những tín hiệu vui

Nghề truyền thống vốn có từ lâu đời trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, nhưng trước đây sản phẩm còn mang tính chất tự sản tự tiêu, chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng và trở thành hàng hóa chỉ mới vài năm trở lại đây. Đi đầu trong phát triển các nghề truyền thống phải kể đến xã GLa, huyện Đác Đoa, với việc thành lập và duy trì hoạt động tổ hợp tác dệt thổ cẩm gần mười năm qua, thu hút gần một trăm thành viên với vài trăm khung dệt, thường xuyên tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Việc duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống được lãnh đạo xã, huyện rất quan tâm, xem đây như một việc làm, không chỉ đơn thuần góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống mà còn giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào trong những lúc nông nhàn. Xã đứng ra lập dự án, đồng thời động viên về tinh thần, hỗ trợ thích đáng về vật chất để tổ hợp tác tồn tại và phát triển. Hiện nay, có hơn năm mươi học viên đang theo học nghề của 'Dự án hỗ trợ đào tạo nghề dệt thổ cẩm', số đông học viên theo học là người trẻ tuổi, thậm chí có những em chỉ ở vào độ tuổi từ 13 đến 15. Chị M'lơp, một trong hai nghệ nhân đứng ra chịu trách nhiệm truyền đạt lại những kiến thức cho học viên cho biết: Khi tham gia lớp học này, các học viên được dạy tận tình, chi tiết từng mẫu hoa văn của dân tộc Ba Na, Gia Rai sau đó còn được tư vấn thêm ở các lớp dạy cắt may để các em có thể đa dạng hóa sản phẩm. Chị M'lơp cho biết thêm: 14 học viên xuất sắc nhất tham gia dự án đã được chọn cho đi tham quan HTX dệt thổ cẩm Đăm Di (Đác Lắc) để trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật tạo đường nét hoa văn, tạo mẫu... nhờ vậy, tay nghề của các em được nâng lên rõ rệt, đã tạo ra được những sản phẩm khá đa dạng, phong phú bước đầu được thị trường chấp nhận.

Cùng với xã GLa, từ năm 2004, xã Biển Hồ (TP Plây Cu) cũng đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) dệt thổ cẩm với 53 thành viên là các chị thuộc năm làng trên địa bàn xã. Gần đây có thêm làng sản xuất nhạc cụ dân tộc truyền thống phường Thắng Lợi (TP Plây Cu), làng dệt thổ cẩm kết hợp với du lịch ở Đê K'Tu (Mang Yang), HTX đan lát ở Ia Phìn (Chư Prông)... Đáng mừng là hoạt động đã dần đi vào nền nếp và có quy chế hoạt động bài bản, duy trì sinh hoạt định kỳ; có nơi còn xây dựng được quỹ do các thành viên đóng góp hỗ trợ thêm tiền cho người có hoàn cảnh khó khăn mua nguyên liệu và tạo điều kiện để họ yên tâm gắn bó với nghề.

Để phát triển bền vững

Huyện Kông Chro được xem là địa phương thành công việc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. Trên địa bàn huyện có ba làng nghề đang hoạt động khá ổn định là dệt thổ cẩm tại làng Nghe Lớn và hai làng nghề mây tre đan tại làng Hà Tiên và Nhang Lớn (xã Đak Kơ Ning). Đây là những làng nghề truyền thống hình thành khá sớm thông qua dự án 'Hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống' do Đoàn Thanh niên huyện Kông Chro làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí lên đến 210 triệu đồng. Trưởng Phòng Công thương huyện Kông Chro Nguyễn Đức Hướng cho biết: Duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, ngoài giá trị về kinh tế, thì giá trị văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng. Nhận thức được điều đó nên những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, chúng tôi đã tổ chức đào tạo nghề dệt và mây tre đan cho hơn 210 lượt người tại các làng. Hiện nay, ở xã Đak Kơ Ning, các nghệ nhân mây tre đan của tỉnh Khánh Hòa đang giúp đỡ đào tạo nghề cho bà con, thu hút hàng trăm lao động theo học.

Chúng tôi cũng đã có dịp trao đổi ý kiến với nhiều người và ghi nhận những ý kiến tâm đắc làm sao để nghề truyền thống trong đồng bào thật sự trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị và được người tiêu dùng chấp nhận. Qua tìm hiểu, hiện nay sản phẩm làm ra, không phải không có khách hàng nhưng do nhiều yếu tố, trong đó việc tìm đầu ra còn yếu nên sản phẩm khó tiêu thụ. Các chị ở HTX dệt thổ cẩm xã Biển Hồ, cho biết: Sản phẩm của HTX làm ra khá nhiều, mẫu mã cũng rất phù hợp thị hiếu, nhất là khách ở xa đến, nhưng tiêu thụ rất kém. CLB cũng rất nỗ lực liên hệ với các đầu mối như Trung tâm Thương mại Plây Cu, đến các điểm du lịch để chào hàng và đặt vấn đề làm đầu mối tiêu thụ lâu dài cho các sản phẩm... nhưng chưa mấy khả quan. Nhiều ý kiến cho rằng, rất cần sự chủ động phối kết hợp với ngành văn hóa, du lịch và sự liên kết chặt chẽ giữa các làng nghề trong khu vực các tỉnh Tây Nguyên và tìm kiếm các doanh nghiệp đảm nhiệm khâu giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Ngoài ra, theo những người làm công tác văn hóa, thì việc thường xuyên tổ chức và duy trì các lễ hội truyền thống ở từng địa phương hoặc khu vực cũng sẽ là cách giới thiệu có hiệu quả những giá trị, cũng như sự đa dạng của sản phẩm dệt thổ cẩm trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng của làng nghề.

Bài và ảnh: PHAN HÒA (Nhân Dân)