• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển thủy sản nuôi ven biển bền vững

(Chinhphu.vn) - Ngày 4/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1664/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển đến năm 2030 (Đề án nuôi biển). Đây được xem là "xương sống" để phát triển nghề nuôi biển giàu tiềm năng trong thời gian tới.

20/04/2022 16:31
Phát triển thủy sản nuôi ven biển - Ảnh 1.

Nhiều diện tích nuôi thủy sản ven biển đảm bảo kỹ thuật đã đạt lợi ích kinh tế cao - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Vẫn còn nhiều diện tích nuôi biển tự phát

Ngày 20/4, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Báo điện tử Dân Việt tổ chức tọa đàm "Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển bền vững: Cơ hội và thách thức". Đây là diễn đàn để nhìn nhận về việc phát triển nghề nuôi biển sắp tới,

Tại buổi tọa đàm ông Đặng Xuân Trường, Trưởng Phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NN&PTNT) cho biết tình trạng nuôi trồng thủy sản tự phát xảy ra khá phổ biến do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả do quy hoạch, do trình độ kỹ thuật nuôi trồng còn hạn chế, do môi trường... 

Chính vì vậy, Trung tâm Khuyến nông quốc gia luôn khuyến cáo việc làm đúng quy trình kỹ thuật. Cùng với đó, mọi dự án, mô hình đã và đang triển khai cũng phải được các cấp ngành địa phương đồng ý, chấp thuận thì mới triển khai, chuyển giao mô hình cho nông dân. Bởi vì qua hoạt động của các mô hình nuôi biển cho thấy để đạt hiệu quả bền vững thì việc nuôi các sinh vật biển phải đảm bảo mật độ; khâu xử lý môi trường nước cần làm tốt.

Ông Trần Thế Anh, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH XTVN cho hay, thời gian vừa qua, công ty đã cộng tác với nhiều bà con ở Hải Phòng, Nam Định trong việc tư vấn nuôi ngao, nuôi cá. Công ty nhận thấy trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản đang còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã được các địa phương xây dựng trước năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nhưng năm 2021 lại đặt ra vấn đề tăng cường phát triển lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến nhiều nơi điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản để tạo điều kiện cho ngành nghề khác sử dụng quỹ đất liên quan nuôi thủy sản. Việc làm đột ngột này dẫn đến giảm diện tích nuôi trồng, mất sinh kế của người nông dân.

Trở lại với Quyết định 1664/QĐ-TTg phê duyệt về nuôi biển tháng 10/2021 vừa qua, đề án này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể. Đó là: Đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000 ha, thể tích lồng nuôi 10 triệu m3; sản lượng nuôi biển đạt 850.000 tấn. Trong đó, nuôi biển gần bờ: 270.000 ha, thể tích lồng nuôi đạt 8 triệu m3; sản lượng nuôi đạt 750.000 tấn. 

Để thực hiện các mục tiêu này, trong thời gian qua nhiều địa phương đã phê duyệt chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển bền vững.

Tuy nhiên theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, trong quá trình thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế địa phương và kế hoạch sử dụng đất, diện tích mặt nước ven biển đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa người dân làm nghề nuôi trồng thủy sản ven biển với các địa phương. Nhiều địa phương đã có chủ trương, kế hoạch sử dụng đất, diện tích mặt nước vào những mục đích khác như khai thác tài nguyên (cát) cũng như làm khu công nghiệp, du lịch gây nhiều bức xúc cho người dân.

Minh bạch và thực hiện rõ quy hoạch nuôi biển

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, do trữ lượng khai thác ngày càng giảm nên tại nhiều địa phương, bà con ngư dân đã chuyển sang hình thức nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao với tổng sản lượng nuôi trồng năm 2021 đạt 4,8 triệu tấn. Con số này đã vượt cả sản lượng khai thác. Tuy nhiên, nghề nuôi biển cũng đối mặt với nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, sự bấp bênh của giá cả thị trường.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chia sẻ, hiện nay, công tác nghiên cứu, đầu tư để sản xuất giống, nhất là các giống nhuyễn thể đã làm rất tốt. Tuy nhiên việc tuân theo quy trình, kỹ thuật, hướng dẫn nuôi còn yếu. Bà con nông dân thay vì cứ nhân mật độ ra sản lượng mà quên khuyến cáo của các cơ quan chăn nuôi về môi trường, quy trình hướng dẫn kỹ thuật nuôi...

"Chúng tôi đã khuyến cáo rất rõ các khu vực nuôi ven bờ phải rà soát lại vì quá tải, môi trường ô nhiễm, tiềm tàng nguy cơ bà con bị mất trắng. Vì vậy, chiến lược của chúng tôi là rà soát lại và giao mặt nước theo Luật Thủy sản để cấp mã số cho bà con. Chúng tôi mong muốn mở rộng trang trại nuôi biển xa bờ, có những tập đoàn lớn, doanh nghiệp lớn đầu tư, khai thác như các nước đang làm", ông Luân nhấn mạnh.

Theo ông Trần Đình Luân, việc quan trọng nhất vẫn là tổ chức sản xuất như thế nào, có bài bản, quy củ hay không? Muốn phát triển ổn định và chuyên nghiệp chúng ta đã có mã số, truy xuất nguồn gốc chưa? Tỉnh đã có quy hoạch cụ thể chưa? Việc tổ chức sản xuất và xây dựng thương hiệu như thế nào?... Việc khai thác tiềm năng, lợi thế ven biển của nước ta rất quan trọng, nhưng song hành là khó khăn, thách thức, rủi ro, đặc biệt là vùng biển nước ta có rất nhiều bão tố, môi trường, rồi những nguyên nhân khách quan khác.

"Tuy nhiên, muốn phát triển các bên cần bàn thảo, công khai thông tin minh bạch. Chúng ta khai thác tiềm năng lợi thế để đóng góp đời sống cộng đồng bà con ngư dân ven biển, đóng góp cho đất nước nên cần tiếng nói chung, đồng thuận giữa bà con với chính quyền địa phương, đạt được sự đồng thuận khi Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản" , ông Trần Đinh Luân nói.

Đỗ Hương