• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phát triển vùng nguyên liệu để giảm giá thức ăn chăn nuôi

(Chinhphu.vn) - Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay, việc phát triển các vùng nguyên liệu ngô, đậu tương là rất cần thiết để chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu.

Bài viết Đỗ Hương

28/03/2022 16:22
Phát triển vùng nguyên liệu để giảm giá thức ăn chăn nuôi - Ảnh 1.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)

Ông đánh giá như thế nào về ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hiện nay, thưa ông?

Ông Tống Xuân Chinh: Tại Việt Nam, tỉ trọng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (thức ăn được sản xuất tại các cơ sở có dây chuyền, thiết bị công nghiệp) chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu thức ăn của toàn ngành chăn nuôi, số còn lại (khoảng 30%) là do người chăn nuôi tận dụng từ nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có hoặc mua nguyên liệu về tự phối trộn.

Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm trong những năm qua, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp của nước ta đã không ngừng phát triển.

Nếu như năm 2019, cả nước có 265 cơ sở sản xuất TACN công nghiệp thì đến năm 2021 con số là 269 cơ sở với tổng công suất thiết kế là 43,3 triệu tấn, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 51%, trong nước chiếm khoảng 49%. Sản lượng TACN công nghiệp của cả nước năm 2019 đạt 18,9 triệu tấn, đến năm 2021 đạt 21,9 triệu tấn, tăng 15,9%.

Để đáp ứng sản lượng TACN công nghiệp như đã nêu trên, nước ta cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh. Năm 2021, cả nước cần trên 33 triệu tấn, trong đó trong nước cung cấp được khoảng 13 triệu tấn (chiếm khoảng 40%), số còn lại từ nguồn nhập khẩu (22,3 triệu tấn).

Phát triển vùng nguyên liệu để giảm giá thức ăn chăn nuôi - Ảnh 2.

Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm đến gấn 70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Từ đầu năm 2021 đến nay ghi nhận rất nhiều đợt tăng giá TACN, dự báo giá TACN sẽ còn tăng khi Việt Nam vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, trong khi xung đột Nga – Ukraine đang ảnh hưởng đến chuỗi cung toàn cầu. Ông đánh giá như thế nào về tác động của giá TACN tăng đối với việc sản xuất của người dân, nhất là chăn nuôi quy mô nông hộ?

Ông Tống Xuân Chinh: Giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 giá nguyên liệu TACN trong nước tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần, tuy nhiên giá bắt đầu tăng và tăng liên tục từ tháng 10/2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đặc biệt tăng mạnh trong đầu năm 2022 do hạn chế nguồn cung.

So với cùng kỳ (tháng 3/2021), giá các loại nguyên liệu TACN tháng 3/2022 đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc: Ngô hạt 10.200 đồng/kg (tăng 29,3%), khô dầu đậu tương 16.500 đồng/kg (tăng 33,4%), DDGS (bã ngô) 10.300 đồng/kg (tăng 23,1%), lúa mì 9.850 đồng/kg (tăng 49,5%). Dự kiến giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022 (hiện giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8 tăng đáng kể, cụ thể ngô khoảng 11.000 đồng/kg, khô dầu đậu tương trên 17.000 đồng/kg).

Do giá nguyên liệu TACN tăng mạnh nên giá TACN công nghiệp (TACN thành phẩm) trong nước cũng tăng theo. So với cùng kỳ năm 2021, giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng 12.500 đồng/kg (tăng 18,4%); thức ăn cho gà thịt lông màu 13.400 đồng/kg (tăng 24,5%); thức ăn cho gà thịt lông trắng 14.100 đồng/kg (tăng 29,8%).

Nguyên liệu TACN của thị trường quốc tế tăng giá kỷ lục chủ yếu là do hậu quả của xung đột giữa Nga – Ukraine. Điều này gây khó khăn và thách thức lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, bởi chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 65-70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi.

Với giá nguyên liệu TACN tăng cao từ năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm đã tăng 18-22%. Mặc dù giá lợn giống đã hạ xuống khá hợp lý (từ 2,6 triệu giảm xuống 1,2 triệu/con) nhưng việc tăng chi phí TACN đã làm cho lợi nhuận của người chăn nuôi lợn giảm mạnh, thậm chí có những hộ và trang trại chăn nuôi bị thua lỗ.

Theo ông, để giảm tác động của giá TACN nuôi tăng đối với ngành chăn nuôi trong nước, cần có giải pháp gì?

Ông Tống Xuân Chinh: Tôi cho rằng cần có giải pháp để chủ động nguồn TACN, hiện chúng ta mới chủ động được 35%, nghĩa là 65% phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong thời gian tới, cần có chính sách tái cơ cấu hệ thống cây trồng nguyên liệu TACN, xây dựng cánh đồng mẫu lớn đưa các giống ngô, đậu tương biến đổi gen vào trồng để tiến tới chủ động được 50% nguồn nguyên liệu TACN.

Có thể thấy, so với sản lượng ngũ cốc trên thế giới, Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nguyên liệu ngũ cốc dùng trong chăn nuôi. Hiện, diện tích trồng ngô của cả nước khoảng 942.000 ha; sản lượng 4,6 triệu tấn ngô hạt (năng suất trung bình 4,84 tấn/ha/năm, trong khi năng suất ngô ở Mỹ lên đến 10 – 11 tấn/ha).

Một số tỉnh trước đây có diện tích ngô rất lớn như Sơn La nhưng do quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, diện tích ngô đã giảm mạnh, nhường chỗ cho cây ăn trái. Do vậy, việc hình thành các vùng nguyên liệu TACN ứng dụng công nghệ rất quan trọng, dù không thay thế được hoàn toàn nguyên liệu nhập khẩu nhưng cũng không quá phụ thuộc như hiện nay.

Ngoài ra, trong điều kiện TACN tăng cao như hiện nay, đối với nông hộ, bà con nên tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có để phối trộn, từ đó giảm giá thành chăn nuôi. Các mô hình thực tế cho thấy, nếu phối trộn hợp lý, chi phí dành cho TACN giảm đi đáng kể.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Hương (thực hiện)