• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phí cấp phép thành lập Trung tâm trọng tài thương mại: 3 triệu đ/lần

(Chinhphu.vn) – Từ ngày 1/6, mức thu lệ phí trong lĩnh vực hoạt động trọng tài thương mại sẽ được thực hiện theo Thông tư số 42/2013/TT-BTC. Theo đó, lệ phí cấp giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài là 3 triệu đồng/lần còn lệ phí cấp Giấy đăng ký hoạt động là 1,5 triệu đồng/lần.

17/04/2013 10:34

Đối với Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, lệ phí cấp Giấy đăng ký hoạt động là 1,5 triệu đồng/lần; lệ phí thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động là 1 triệu đồng/lần.

Mức phí cấp Giấy phép thành lập 6,5 triệu đồng/lần được áp dụng đối với Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Còn đối với Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, mức phí cấp Giấy phép thành lập là 2 triệu đồng/lần.

Mức thu lệ phí trong lĩnh vực hoạt động trọng tài thương mại cụ thể như sau:

STT

Nội dung

Mức thu

(Đồng/lần)

1

Lệ phí đối với Trung tâm trọng tài:

 

- Cấp Giấy phép thành lập

3.000.000

 

- Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập

1.000.000

 

- Cấp lại Giấy phép thành lập

500.000

 

- Cấp Giấy đăng ký hoạt động

1.500.000

 

- Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động

1.000.000

 

- Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động

500.000

2

Lệ phí đối với Chi nhánh của Trung tâm trọng tài:

 

- Cấp Giấy đăng ký hoạt động

1.500.000

 

- Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động

1.000.000

 

- Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động

500.000

3

Lệ phí đối với Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:

 

- Cấp Giấy phép thành lập

6.500.000

 

- Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập

2.000.000

 

- Cấp lại Giấy phép thành lập

 500.000

 

- Cấp Giấy đăng ký hoạt động

1.500.000

 

- Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động

1.000.000

 

- Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động

500.000

4

Lệ phí đối với Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:

 

- Cấp Giấy phép thành lập

2.000.000

 

- Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập

1.000.000

 

- Cấp lại Giấy phép thành lập

500.000

Bộ Tư pháp là cơ quan thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép thành lập của Trung tâm trọng tài; Giấy phép thành lập của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam và thu lệ phí.

Sở Tư pháp thực hiện cấp, cấp lại, thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; cấp lại, thay đổi nội dung Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; đăng ký hoạt động Chi nhánh của Trung tâm trọng tài và thu lệ phí.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2013.

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: 1- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp; 2- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; 3- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: 1- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội; 2- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật; 3.-Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; 4- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; 5- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Thanh Hoài