• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường từ 6-61 triệu đồng

(Chinhphu.vn) - Theo quy định mới của Bộ Tài chính, phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định có mức thu từ 6 triệu đến 61 triệu đồng tùy thuộc vào tổng vốn đầu tư dự án.

06/02/2023 17:06
Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường từ 6-61 triệu đồng - Ảnh 1.

Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường từ 6-61 triệu đồng

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 07/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.

Theo đó, người nộp phí là các tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thực hiện thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

Bộ Tài nguyên Môi trường hoặc cơ quan nhà nước được Bộ Tài nguyên Môi trường giao thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường tổ chức thu phí thẩm định theo quy định tại Thông tư này.

Mức thu phí

Mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như sau:

Số tt

Tổng vốn đầu tư dự án (tỷ đồng)

Mức phí (triệu đồng)

1

Đến 10

6,0

2

Trên 10 đến 20

9,0

3

Trên 20 đến 50

15,0

4

Trên 50 đến 100

27,0

5

Trên 100 đến 200

30,0

6

Trên 200 đến 500

39,0

7

Trên 500 đến 1.000

44,0

8

Trên 1.000 đến 1.500

48,0

9

Trên 1.500 đến 2.000

49,0

10

Trên 2.000 đến 3.000

51,0

11

Trên 3.000 đến 5.000

53,0

12

Trên 5.000 đến 7.000

56,0

13

Trên 7.000

61,0

Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì được trích để lại 70% tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 30% tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2023.

Khánh Linh