• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

‘Phi thuyền' đầu tiên của Việt Nam bay vào không gian

(Chinhphu.vn) - Lúc 4h sáng ngày 16/5, từ thị trấn Alice Spring (Australia), chiếc "phi thuyền" do nhóm kỹ sư Việt Nam chế tạo đã được phóng thành công lên không gian và hoạt động ổn định ở trần bay 25 km. Đây là sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng khoa học trong nước.

17/05/2016 13:55

Mô hình khí cụ bay tầng bình lưu của Việt Nam.
Theo Thạc sĩ Phạm Gia Vinh, Trưởng nhóm thiết kế-chế tạo, "phi thuyền không gian" - tên gọi chính thức là khí cụ bay tầng bình lưu - đã được phóng vào môi trường cận vũ trụ và hoạt động ổn định ở độ cao 25 km. Thiết bị này cũng được mô phỏng như một vệ tinh viễn thông.

Như vậy, sau hơn 2 năm nghiên cứu và thiết kế với nhiều lần thử nghiệm (từ tháng 2/2014), sự kiện này đã mở ra triển vọng rất lớn trong việc ứng dụng thiết bị để nghiên cứu tầng khí quyển cao, nghiên cứu môi trường, tài nguyên, viễn thông và quốc phòng.

Ưu điểm của "phi thuyền" nói trên là có thể chuyển dữ liệu nhanh hơn vệ tinh bằng cách gửi trực tiếp hình ảnh thu thập được về Trái đất.

Trong lĩnh vực an ninh thông tin, khi vệ tinh hỏng, các nhà khoa học có thể sử dụng khí cụ bay như một trạm thu, phát sóng trong thời gian một tuần để phục vụ sửa chữa.

Khí cụ bay này cũng có thể mang các thiết bị quan sát, nghiên cứu tia vũ trụ và mang các thiết bị nghiên cứu ở môi trường cận vũ trụ. Khí cụ còn có thể kiểm nghiệm các thiết bị vệ tinh (camera, radar...) trước khi tích hợp và đưa ra ngoài không gian.

(theo TTXVN)