• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Chủ tịch nước nêu 3 nhóm đề xuất lớn, quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh CICA

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 6 về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tổ chức tại Thủ đô Astana (Kazakhstan), ngày 13/10, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể, đồng thời có nhiều cuộc tiếp xúc và trao đổi với trưởng đoàn các nước trong khuôn khổ hội nghị.

13/10/2022 19:23
Phó Chủ tịch nước nêu 3 nhóm đề xuất lớn, quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh CICA - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 6 của CICA

Phát biểu khai mạc, Tổng thống Kazakhtan Kassym-Jomart Tokayev, Chủ tịch CICA nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của CICA sau 30 năm phát triển đã trở thành một diễn đàn quan trọng về phối hợp hành động, xây dựng lòng tin ở châu Á, mong muốn CICA tiến hành chuyển đổi thể chế, hoạt động để dần trở thành một tổ chức khu vực vì an ninh, hợp tác phát triển.

Trước tình hình thế giới có nhiều diễn biến bất ổn, gia tăng căng thẳng địa chính trị và các nguy cơ an ninh phi truyền thống, các nước thành viên CICA đều nhấn mạnh nhu cầu củng cố đoàn kết, đối thoại và hợp tác, ủng hộ tăng cường kết nối đầu tư, thương mại, cơ sở hạ tầng, giao lưu con người vì lợi ích của một châu Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chia sẻ nhiều quan tâm, đánh giá của các nước thành viên CICA và nêu 3 nhóm đề xuất lớn, quan trọng.

Một là, CICA cần đề cao tinh thần hợp tác, hành động và trách nhiệm để kiến tạo môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển dựa trên tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.

Thứ hai, CICA cần tích cực tham gia định hình, dẫn dắt những xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ của một châu Á mới, bảo đảm quá trình phục hồi và phát triển nhanh, bền vững, bao trùm sau đại dịch.

Ba là, CICA cần thúc đẩy tính bổ trợ, đan xen giữa các cơ chế hợp tác, liên kết khu vực và liên khu vực nhằm hình thành một mạng lưới đa phương rộng mở, đa trung tâm, đa tầng nấc.

Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thượng tôn pháp luật, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước khẳng định với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, luôn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẵn sàng tham gia vào mọi nỗ lực đối thoại, phối hợp hành động và xây dựng lòng tin trong khuôn khổ CICA vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Phó Chủ tịch nước nêu 3 nhóm đề xuất lớn, quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh CICA - Ảnh 2.

Hội nghị CICA lần này có 27 nước thành viên tham dự, trong đó có 13 nước tham dự ở cấp nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ, 3 nước ở cấp phó nguyên thủ hoặc tương đương, nhiều nước ở cấp bộ trưởng

Trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, mong muốn hai nước duy trì và tăng cường hợp tác hiệu quả; tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc và khó khăn trong quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư song phương trên tinh thần tin cậy và thực chất.

Tổng thống Vladimir Putin trân trọng chuyển lời chào đến lãnh đạo cấp cao Việt Nam; khẳng định Nga luôn coi Việt Nam là một đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại, nhất trí hai nước cần tăng cường hợp tác để đưa quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất hiệu quả.

Trong trao đổi với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, lãnh đạo Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua; cảm  ơn lời chúc tốt đẹp của các vị lãnh đạo Việt Nam đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XX sắp diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc; khẳng định coi trọng sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung; nhất trí phối hợp triển khai tốt các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trong thời gian tới. 

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, Việt Nam nhất quán coi việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung là ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác thiết thực hơn, nền tảng hữu nghị vững chắc hơn.

Trong tiếp xúc với Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani và Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif, lãnh đạo hai nước đều bày tỏ ấn tượng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua, khẳng định mong muốn sớm được thăm Việt Nam; cho biết giữa hai nước và Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại.

Phó Chủ tịch nước cảm ơn đánh giá tốt đẹp của Quốc vương Qatar và Thủ tướng Pakistan về đất nước Việt Nam; khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ và mong muốn cùng hai nước tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác thực chất hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pakistan (1973-2023) và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Qatar (1993-2023).

CICA là một diễn đàn liên chính phủ được Kazakhstan đề xuất thành lập năm 1992 và hiện có 28 nước thành viên, gồm Afghanistan, Ai Cập, Ấn Độ, Azerbaijan, Bahrain, Bangladesh, Cambodia, Hàn Quốc, Iraq, Iran, Israel, Jordan, Kazakhstan, Kuwait, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Nga, Pakistan, Palestine, Qatar, Sri Lanka, Tajikistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, UAE, Uzbekistan và Việt Nam. Kuwait vừa được kết nạp tại Hội nghị lần này.

CICA có các hoạt động chính về thúc đẩy chia sẻ thông tin, hợp tác chuyên ngành trên cơ sở Danh sách các biện pháp xây dựng lòng tin tập trung trên 5 lĩnh vực chính về chính trị-quân sự, các đe dọa và thách thức mới, kinh tế, môi trường và phát triển con người.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên CICA vào năm 2010 và từ đó đến nay đã tham gia, có nhiều đóng góp tích cực, trách nhiệm nhằm thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin trong khuôn khổ tại CICA và tăng cường hợp tác với các nước thành viên.

Hội nghị CICA lần này có 27 nước thành viên tham dự, trong đó có 13 nước tham dự ở cấp nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ, 3 nước ở cấp phó nguyên thủ hoặc tương đương, nhiều nước ở cấp bộ trưởng.

BNG