• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa nghe báo cáo Kế hoạch triển khai Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020

Chiều ngày 7/4/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức cuộc họp để thống nhất Kế hoạch triển khai Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020 do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa chủ trì.

07/04/2011 16:13

Cùng dự có đại diện lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo thành phố Huế, huyện Hương Trà, huyện Phú Vang và thị xã Hương Thủy.

Mục tiêu cụ thể của Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020 là nhằm lập quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo hệ thống các di tích cố đô Huế, nhằm phát huy tối đa các lợi thế và tiềm năng, tạo sự hấp dẫn cho khách tham qua du lịch. Trùng tu tôn tạo và phục hồi những công trình di tích có giá trị tiêu biểu (về cơ bản, đến năm 2020, phục hồi hoàn nguyên toàn khu vực Đại Nội theo kiến trúc Hoàng Thành trước kia). Cải thiện, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên khu vực Kinh Thành, các lăng tẩm và các công trình thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng những điểm di tích. Di dời giải tỏa các hộ dân ra khỏi khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích. Nghiên cứu phục hồi và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Tổ chức bảo tồn các ngành nghề truyền thống, phục chế các loại vật liệu truyền thống và bồi dưỡng đào tạo lực lượng nghệ nhân đang có nguy cơ thất truyền nhằm phục vụ tốt cho công cuộc bảo tồn giá trị di sản văn hóa Huế.

Theo đó, Đề án sẽ chia làm 3 giai đoạn (giai đoạn I từ 2010 đến 2012; giai đoạn II từ 2013 đến 2017; giai đoạn III từ 2018 đến 2020) với tổng kinh phí là 2.469,5 tỷ đồng, bao gồm: kinh phí bảo tồn, tu bổ phục hồi di tích là 163,127 tỷ đồng; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư: 674,83 tỷ đồng, kinh phí bảo tồn văn hóa phi vật thể là 120 tỷ đồng và kinh phí tôn tạo cảnh quan môi trường là 43,40 tỷ đồng.

Đề án cũng đưa ra một số giải pháp để thực hiện Đề án một cách tốt nhất, đó là: tập trung đầu tư vào các khu di tích tiêu biểu và trọng điểm khi đã có đủ tư liệu khoa học - lịch sử. hoàn chỉnh dứt điểm các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, cảnh quan sân vườn và trưng bày nội thất để sau khi đưa vào sử dụng sẽ phát huy được giá trị, tạo ra những chuyển biến mới và hiệu quả. Xã hội hóa công cuộc bảo tồn di sản văn hóa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được duyệt nhằm tạo điều kiện và môi trường cho các tổ chức xã hội, tổ chức Quốc tế và cộng đồng cùng tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn di sản. Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn để tiếp thu các công nghệ tiên tiến ứng dụng hiệu quả vào lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Tăng cường kiến tạo những sản phẩm mới để thu hút khách du lịch và tạo sự gắn kết giữa du lịch và di sản văn hóa.

Lễ khánh thành công trình Hiển Đức Môn - lăng Minh Mạng

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa yêu cầu Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai kế hoạch, cụ thể: tổ chức tổng kết đánh giá tình thực hiện Dự án quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 1996-2010 và kế hoạch triển khai Đề án giai đoạn 2010-2020 theo quyết định 818/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; lập hồ sơ của tất cả những di tích hiện còn và đã mất, dữ liệu hóa toàn bộ hệ thống tư liệu; hoàn tất việc cắm mốc khoanh vùng bảo vệ các di tích, tổng kiểm kê số hộ dân hiện đang ở trong khu vực I và thực hiện giải pháp giãn dân, di dân ra khỏi các khu vực trọng điểm;...

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm tạo điều kiện và môi trường cho các tổ chức xã hội, tổ chức Quốc tế và cộng đồng cùng tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tự giác chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa;...

Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp Sở Tài chính, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng các giải pháp trình Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn thực hiện Đề án đạt hiệu quả thiết thực; Phối hợp Sở Xây dựng, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng các cơ chế đặc thù cho di tích Huế...

Ngoài ra, UBND thành phố Huế, huyện Hương Trà, huyện Phú Vang và Thị xã Hương Thủy phối hợp các sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức kiểm kê, lập kế hoạch đền bù, di dời, giải tỏa tái định cư các hộ dân trong khu vực I di tích, đề xuất bố trí quỹ đất để xây dựng khu tái định cư, chung cư phục vụ công tác giải tỏa, đảm bảo yêu cầu nơi ở mới phải ổn định và tốt hơn nơi cũ. Công an thành phố Huế và các địa bàn có di tích phối hợp với lực lượng bảo vệ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tăng cường công tác quản lý bảo vệ các điểm di tích, đảm bảo tình hình an ninh trật tư, tạo môi trường văn hóa lành mạnh nhằm thu hút khách tham quan du lịch...