• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phố cổ Hội An với nỗi lo trước mùa mưa lũ

(Chinhphu.vn) – Hiện phố cổ Hội An có 1.107 ngôi nhà và di tích, trong đó nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng do mưa lũ.

25/09/2014 12:08

Phố cổ Hội An trong đợt mưa lũ tháng 11/2013. Ảnh: VnExpress

Di sản bị đe dọa

Theo kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Nam, đến năm 2020, Hội An là địa phương bị ngập nặng nề nhất do nước biển dâng. Dự báo sẽ có khoảng 17,5km2 diện tích thành phố nay bị ngập trong nước, chiếm 27,63% diện tích tự nhiên.

Trong trận lũ tháng 11/2013, nước thượng nguồn sông Thu Bồn đổ về khiến Hội An chìm sâu trong "biển nước", có nơi ngập sâu đến 3m.

Theo thống kê, hiện phố cổ Hội An có 1.107 ngôi nhà và di tích, trong đó nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng do mưa lũ.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Phòng Tài nguyên-Môi trường TP Hội An cho biết khu phố cổ Hội An có nhiều tuyến đường nằm trong khu vực thấp trũng, nên mỗi khi có lũ lụt, một số vị trí trung tâm như đường Nguyễn Thị Minh Khai, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu… lại bị đe dọa. Bên cạnh đó, các di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị trong khu phố cổ, đặc biệt là các công trình kiến trúc gỗ còn bị ẩm mốc, mối mọt làm xuống cấp.

Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng phố cổ Hội An mỗi khi đến mùa mưa lũ chính là sự bồi lấp và xói lở bờ sông Hoài.

Qua khảo sát sơ bộ dọc tuyến đường Bạch Đằng (từ cầu Cẩm Nam đến Chùa Cầu), trình trạng xói lở hàm ếch ăn sâu vào tuyến đường này rất nghiêm trọng. Nếu không có giải pháp kịp thời nguy cơ sụp đổ các công trình ven sông là khó tránh khỏi.

Cùng với đó, hiện tượng bồi lấp, chuyển dòng tại sông Hoài cũng đe dọa trực tiếp đến các di tích phố cổ do nước tồn đọng không thoát được khi có lũ về.

Qua kiểm tra đã xác định được 67 nhà cổ cần kè chống cấp thiết gồm 49 di tích đối diện nguy cơ sụp đổ cao và 10 di tích nhà cổ đã hết khả năng chống đỡ.

Bảo vệ phố cổ trước mùa mưa lũ

Để bảo vệ Di sản Văn hóa thế giới Hội An trước mùa mưa lũ, mỗi năm chính quyền và nhân dân thành phố này đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho việc tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích, chằng chống, gia cố nhà cửa…

Ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cho biết Trung tâm đã khảo sát tình trạng xuống cấp, hư hại của tất cả di tích trong khu phố cổ. Sau đó, đã khuyến cáo 67 chủ nhà cổ chủ động chằng chống bảo vệ di tích và chuẩn bị phương án di dời khi có mưa lũ xảy ra, đồng thời trực tiếp hỗ trợ chống đỡ 8 di tích nhà cổ cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn trước mùa mưa bão.

Để hạn chế tác hại của mưa bão, hằng năm, Trung tâm tổ chức tập huấn cách chống bão cho cán bộ, nhân viên làm việc tại các bảo tàng, các di tích. Khi có công điện báo bão, Trung tâm lập tức chuẩn bị công cụ, dụng cụ, huy động mọi nguồn lực để ứng phó. Nhà ở, các nhà thờ tộc, các hội quán, chùa Cầu, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, chùa Ông… trong khu phố cổ được ưu tiên bảo vệ.

Ngoài công tác trùng tu, tôn tạo các di tích Hội An còn có hướng “phòng vệ từ xa”. Phong trào trồng cây xanh chắn gió, phòng hộ ở các bãi biển, triền sông, cồn bãi... được các cấp chính quyền và người dân tích cực tham gia.

Đầu năm 2014, UBND tỉnh đã phê duyệt triển khai đầu tư quy hoạch chi tiết rừng dừa nước Cẩm Thanh nhằm tái tạo, phục hồi, phát triển rừng dừa kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng với tổng kinh phí 7,5 tỷ đồng. Dự án hoàn thành sẽ góp phần quan trọng để Hội An ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ di sản, phát triển kinh tế bền vững.

Tuy vậy, đối với bờ kè, dù được gia cố hằng năm, nhưng do xây dựng đã lâu (trước năm 1975) nên hiện đã mục nát. Chính quyền đang cho đóng cọc tre  xung quanh nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Mùa mưa bão đang đến nếu các cơ quan chức năng địa phương không có giải pháp kịp thời thì nguy cơ sụp đổ các công trình ven sông là khó tránh khỏi, từ đó dẫn đến mất đi nét, độc đáo, nổi bật toàn cầu của phố cổ Hội An.

Lưu Hương