• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với UBND Thành phố Hà Nội

HNP - Sáng 20/2, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia đã làm việc với UBND Thành phố Hà Nội về công tác đảm bảo an toàn giao thông và các giải pháp giảm ùn tắc giao thông. Tham dự buổi làm việc có Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo một số sở, ngành TP.

20/02/2012 18:03
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận tại hội nghị


Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội, thực hiện trong “Tháng cáo điểm-Năm An toàn giao thông 2012”, UBND Thành phố đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai phương án tổ chức phân làn lưu thông cho từng loại phương tiện trên tất cả các tuyến phố; rà soát hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông; kiểm tra duy tu, duy trì hệ thống đường giao thông đảm bảo êm thuận. Kiểm tra, rà soát, cấm đỗ xe ô tô và thực hiện đình chỉ thu hồi giấy phép kinh doanh điểm đỗ ô tô, xe máy đã được cấp phép nhưng gây cản trở giao thông...; Tiếp đó khảo sát, nghiên cứu xây dựng các cầu vượt trọng tải nhẹ; tăng cường và kiên quyết xử lý vi phạm uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông; Xây dựng các phương án, thực hiện cấm tất cả các loại xe tải lưu thông ban ngày từ 6h00 đến 21h00, xe ô tô du lịch từ 45 chỗ ngồi trở lên...; Thực hiện điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trong khu vực 10 quận và 2 huyện nhằm giãn giờ cao điểm góp phần làm giảm ùn tắc giao thông.

Đối với công tác triển khai thực hiện phương án Điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên địa bàn TP, sau gần 1 tháng thực hiện, tình hình giao thông trên các tuyến đường bước đầu đã có cải thiện, mật độ giao thông trong giờ cao điểm đã giảm đáng kể. Mạng lưới vận tải hành khách công cộng hoạt động ổn định, lưu lượng người được giãn, xe buýt không bị quá tải như trước, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của người dân; đồng thời góp phần lớn trong công tác giảm ùn tắc giao thông.

Đối với công tác tổ chức giao thông, xử lý vi phạm giao thông: Thời gian trước, trong và sau Tết, tình hình tai nạn giao thông đã giảm, tính từ ngày 1/1/2012 đến ngày 15/2/2012 trên địa bàn toàn TP xảy ra tổng số 52 vụ tai nạn giao thông, trong đó 49 người chết và 10 người bị thương. Xử lý vi phạm 91.652 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, thành tiền trên 24 tỷ đồng (tăng 40%), tạm giữ 417 ô tô, 3.066 mô tô, 199 phương tiện khác.

Tại buổi làm việc, UBND Thành phố kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Giáo dục Đào tạo, Y tế, Công thương và các Bộ, ngành liên quan của Trung ương phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hà Nội để tổ chức nghiên cứu, sớm di dời và giãn các cơ sở đào tạo, trường đại học, bệnh viện và cơ sở sản xuất nông nghiệp ra khỏi khu vực nội đô theo Chỉ thị 16/CP của Chính phủ; thực hiện trong giai đoạn 2012-2015. Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan của Trung ương phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội sớm xem xét, đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách nhằm từng bước quản lý, hạn chế sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân (nhất là ô tô, xe taxi) trên địa bàn Thủ đô; tăng mức thu phí giao thông đối với các phương tiện cá nhân để góp phần hạn chế phương tiện cá nhân, tạo thêm nguồn thu đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm bổ sung, ưu tiên bố trí các nguồn vốn ODA, WB, ADB… cho Hà Nội để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng giao thông cho Thủ đô; Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, hệ thống giao thông tĩnh, phát triển vận tải hành khách công cộng trong điều kiện nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế….

Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo khẳng định: Hà Nội luôn luôn xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, là khâu đột phá trong chiến lược phát triển Thủ đô, vì vậy, Hà Nội sẽ quyết liệt hơn trong thực hiện các giải pháp cải thiện tình trạng giao thông.

Cũng tại hội nghị, Bộ Trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nêu ý kiến đồng tình cao với UBND Thành phố trong thời gian qua thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Hà Nội đã chủ động, quyết tâm cao, nhất là 2 lực lượng đơn vị Công an và Giao thông; đặc biệt sự tâm huyết của đồng chí Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND Thành phố đã đưa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP bước đầu đạt được kết quả. Bộ trưởng đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương lấy mô hình của Hà Nội để làm theo. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị UBND Thành phố bố trí thêm thanh niên tình nguyện đứng chốt ở các giờ cao điểm. Đối với thực hiện “Tháng cao điểm-Năm An toàn giao thông 2012”, đề nghị Hà Nội tiếp tục duy trì thực hiện không chỉ trong 1 tháng mà phải cả 12 tháng nhằm tạo thành thói quen và ý thức cho người tham gia giao thông.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng tình cao với báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội và ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải đánh giá về Hà Nội. Để phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua, Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội cần tiếp tục kiên quyết, đồng bộ thực hiện trong năm 2012 với 9 nhóm giải pháp đã đề ra. Đồng thời tiếp tục tổ chức phân làn trên các tuyến phố chính; tăng cường xử phạt vi phạm, đảm bảo đường thông, hè thoáng; nghiên cứu xây dựng nhà để xe; đánh giá lại các điểm đen có nguy cơ gây tai nạn để có giải pháp tổ chức giao thông; xây dựng đề án cụ thể về loại hình vận tải hành khách công cộng. Đối với các công trình giao thông trọng điểm cần tiếp tục tập trung thực hiện, coi đây là biệp pháp quan trọng, huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác này.

Hoàng Điệp