• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Thủ tướng gặp người thiểu số có uy tín ở Quảng Nam

(Chinhphu.vn) - Chiều 27/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, nhân dịp đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội.

27/05/2019 17:59
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Một trong những nhiệm vụ của người có uy tín là thuyết phục đồng bào cho con em mình đi học. Dù chịu khó, chịu khổ cũng phải học thì mới mong có thể thoát nghèo, vươn lên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiện tỉnh Quảng Nam có trên 132.000 người dân là người dân tộc thiểu số. Những năm qua, địa phương đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng, Nhà nước tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước cải thiện mọi mặt đời sống cho đồng bào, trong đó chú trọng các dịch vụ y tế, sức khoẻ, giáo dục, văn hoá…

Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Nam được sử dụng điện đạt gần 92%, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 81%. Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số nhập học đúng tuổi bậc tiểu học đạt gần 97%, hoàn thành chương trình tiểu học đạt 96,5%. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt gần 98%.

Tuy nhiên, đời sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Nam còn rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém. Tại những huyện miền núi, vùng khó khăn vẫn còn hơn 100 km đường giao thông chưa được trải nhựa, nhiều thôn bản cách nhau 2-3 tiếng di chuyển. Trường học, trạm y tế tại nhiều nơi rất sơ sài, xuống cấp gây nhiều khó khăn trong bảo đảm chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Hàng chục thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo hàng năm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam giảm trung bình 5,2% nhưng toàn tỉnh vẫn còn 18.927 hộ nghèo, hơn 16.000 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người các huyện miền núi mới đạt khoảng 11 triệu đồng/người/năm.

Ở nhiều nơi bà con dân tộc thiểu số rất thiếu đất ở gắn với đất sản xuất. Cơ sở hạ tầng khó khăn nên các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp của bà con khó tiêu thụ, bị ép giá.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Nam nhiều năm qua đã hết sức quan tâm đến công tác dân tộc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Mặt trận Tổ quốc, các ban dân tộc, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò quyết định trong tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy sức mạnh, khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Phó Thủ tướng cho biết mặc dù Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm nhưng nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế. Đất nước phải giàu lên thật nhanh mới có thêm nguồn lực đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ cơ sở hạ tầng (đường giao thông, trạm y tế, trường học) đến hỗ trợ sinh kế, giáo dục…

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Quan trọng nhất là vấn đề con người, tập trung đầu tư cho giáo dục. Ở thành phố, học sinh học hai buổi, giáo viên cũng tốt hơn còn miền núi khó khăn hơn nhiều. Nhiều nơi có trường, có thầy nhưng các cháu chỉ được học nửa buổi. Nhiều bậc cha mẹ do hoàn cảnh kinh tế khó khăn hay do nhận thức nên không tạo điều kiện cho con em đi học. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ của người có uy tín là thuyết phục đồng bào cho con em mình đi học. Dù chịu khó, chịu khổ cũng phải học thì mới mong có thể thoát nghèo, vươn lên.

Chính quyền địa phương phải quan tâm, khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu nghề nghiệp khi cử học sinh người dân tộc thiểu số đi học đại học, cao đẳng, bảo đảm các cháu có việc làm sau khi tốt nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Đình Nam