• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quyết liệt điều hành giá, phấn đấu CPI năm 2025 tăng khoảng 4,15%

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu công tác điều hành giá năm 2025 phải "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả"; phấn đấu CPI bình quân tăng khoảng 4,15% so với năm 2024.

06/02/2025 18:35
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quyết liệt điều hành giá, phấn đấu CPI năm 2025 tăng khoảng 4,15%- Ảnh 1.

Phải kiểm soát tốt lạm phát trong điều kiện các nguồn lực được đẩy mạnh để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Chiều 6/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo để đánh giá công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng năm 2025.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ, cuộc họp nhằm mục đích nhìn lại công tác điều hành giá năm 2024, đánh giá các kết quả đạt được, nêu rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trên cơ sở đó thảo luận, dự báo các diễn biến và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, điều hành giá hiệu quả trong năm 2025.

Phó Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh yếu tố thiên tai, dịch bệnh, năm 2025 được dự báo có nhiều biến động, tác động đến cung cầu, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, giá cả thị trường trong nước…

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung thảo luận thẳng vào những vấn đề căn cốt, nhất là các vấn đề liên quan đến giá các mặt hàng nhà nước quản lý và một số mặt hàng, dịch vụ quan trọng, để có giải pháp phù hợp, hiệu quả trong mọi tình huống.

Phải kiểm soát tốt lạm phát trong điều kiện các nguồn lực được đẩy mạnh để thúc đẩy tăng trưởng

Trình bày báo cáo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận đã nêu chi tiết kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2024, dự báo và kiến nghị công tác quản lý, điều hành giá năm 2025.

Theo Bộ Tài chính ngày 8/1/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2025 trong đó chỉ đạo ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và có thặng dư cao, theo đó giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn (cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,5-7%, phân đấu 7-7,5%), bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 ở mức khoảng 4,5% theo Nghị quyết của Quốc hội.

Để thực hiện mục tiêu Quốc hội đề ra, công tác quản lý, điều hành giá cần bảo đảm thực hiện kiểm soát tốt lạm phát trong điều kiện các nguồn lực được đẩy mạnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất, đồng thời tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và hàng hóa do nhà nước quản lý với mức độ và liều lượng phụ hợp theo diễn biến chỉ số giá tiêu dùng và đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá…

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quyết liệt điều hành giá, phấn đấu CPI năm 2025 tăng khoảng 4,15%- Ảnh 2.

Thực hiện ngay và nghiêm Luật Giá để giữ môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh trường hợp thao túng giá, chiếm dụng, nâng giá - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

3 kịch bản lạm phát năm 2025

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng đưa ra dự báo lạm phát năm 2025. Theo đó, trong năm 2025, công tác quản lý điều hành giá dự báo gặp một số thách thức, áp lực đến từ thị trường, giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (giá nhiên liệu; giá vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm; giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý…) và một số yếu tố khác.

Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu là trọng tâm của công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2025, tổng hợp các thông tin đánh giá của Bộ KH&ĐT, NHNN về các yếu tố tác động chủ yếu dến lạm phát năm 2025, Bộ Tài chính giả định biến động giá một số mặt hàng thiết yếu tác động đến CPI theo 3 kịch bản.

Cụ thể, kịch bản 1, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 3,83% so với năm 2024. Kịch bản 2, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024. Kịch bản 3, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,5% so với năm 2024.

Trên cơ sở các kịch bản trên, Bộ Tài chính xác định công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2025 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bình ổn mặt bằng giá để ổn định sản xuất, sinh hoạt của người dân, thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn.

Các bộ, ngành địa phương cần tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ nghiêm túc triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, chủ động trong đề xuất các phương án điều hành, bình ổn giá, nhất là đối với các hàng hóa, tiêu dụng thiết yếu, các dịch vụ công thực hiện theo lộ trình thị trường.

Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp trọng tâm trong công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2025 gồm: Tăng cường công tác quản lý, điều hành giá khi thị trường có nhu cầu cao trong các dịp lễ, tết; chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường; chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá năm 2025; các bộ ngành tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về giá đối với các mặt hàng theo lĩnh vực quản lý (xăng dầu, điện, dịch vụ khám chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, đất đai, bất động sản, vận tải, dịch vụ giáo dục, sách giáo khoa).

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, NHNN, Tổng cục Thống kê, Bộ Y tế, Bộ GTVT, Bộ TN&MT, Bộ TT&TT bày tỏ đồng tình, thống nhất với báo cáo trung tâm của Bộ Tài chính, đánh giá cao kết quả công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2024, cũng như các nhận định, kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp điều hành giá đề ra cho năm 2025.

Đại diện các bộ, ngành cũng thảo luận, phân tích cho rằng năm 2025 tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường có thể ảnh hưởng tới công tác quản lý, điều hành giá, do đó cần theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các kịch bản để ứng phó hiệu quả, nhất là các vấn đề liên quan đến các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu như xăng dầu, điện; lương thực, thực phẩm, nông thủy sản… để bảo đảm điều hành giá đạt mục tiêu đề ra.

Các bộ ngành cũng trao đổi về các nội dung liên quan đến quản lý thị trường vàng, điều hành tỉ giá; giá đất, giá thuê đất để sản xuất, kinh doanh; giá dịch vụ y tế; giá dịch vụ vận tải (đường sắt, đường bộ, hàng không); vật liệu xây dựng…

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quyết liệt điều hành giá, phấn đấu CPI năm 2025 tăng khoảng 4,15%- Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quyết liệt triển khai các biện pháp điều hành giá, phấn đấu CPI năm 2025 tăng khoảng 4,15% - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Quyết liệt điều hành giá, phấn đấu CPI tăng khoảng 4,15%

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đánh giá cao báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính cũng như ý kiến của các bộ ngành, đề nghị Bộ Tài chính tiếp thu, hoàn thiện báo cáo của Ban Chỉ đạo để có cơ sở điều hành trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 tối thiểu phải đạt 8%, lượng tiền để cung vào nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều so với năm 2024, động lực tăng trưởng được khơi dậy, do vậy điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá, đặc biệt là giá tiêu dùng.

Trong ba kịch bản lạm phát năm 2025 được Bộ Tài chính đề xuất, Phó Thủ tướng đề nghị chọn kịch bản thứ 2 (CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024) để quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng kịch bản điều hành giá của mặt hàng quản lý theo từng quý, gửi cho Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê để tổng hợp, tham mưu cho Chính phủ các biện pháp điều hành khả thi nhất.

Thực hiện nghiêm Luật Giá, giữ môi trường cạnh tranh lành mạnh

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị yêu cầu thực hiện ngay và nghiêm túc Luật Giá để giữ môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh trường hợp thao túng giá, chiếm dụng, nâng giá.

"Cần phải thực hiện niêm yết và bán theo giá niêm yết", nhấn mạnh điều này rất quan trọng, Phó Thủ tướng dẫn chứng về câu chuyện bát phở lên đến 1 triệu đồng, hay những trường hợp bị tước giấy phép kinh doanh do có vi phạm về bán hàng, với yêu cầu phải làm nghiêm. Vấn đề không nằm ở chỗ đắt hay rẻ mà là phải công khai minh bạch về giá để khách hàng lựa chọn, có sự cạnh tranh lành mạnh. Không để xảy ra tình trạng người bán lợi dụng "bắt chẹt" khách hàng để lấy tiền.

Công khai giá, bán theo giá niêm yết chính là biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và xác định hành vi bán hàng của người bán một cách minh bạch, khách quan, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quyết liệt điều hành giá, phấn đấu CPI năm 2025 tăng khoảng 4,15%- Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Điều hành giá năm 2025 phải "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả" - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Điều hành giá năm 2025 "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả"

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu theo dõi sát diễn biến của thị trường trong nước và thế giới, nhất là diễn biến cung - cầu các loại hàng hóa chiến lược, thiết yếu đối với sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân để xây dựng các kịch bản, giải pháp một cách linh hoạt để sẵn sàng ứng phó với những biến động. Trên cơ sở đó phải quản lý chặt chẽ, chủ động, đa dạng về nguồn cung, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là đối với mặt hàng xăng, dầu, điện.

Với những mặt hàng do Nhà nước quản lý, các bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng các biện pháp điều hành giá theo lộ trình thị trường với mức độ và thời điểm phù hợp. Tinh thần là phải quản một cách chặt chẽ và điều hành theo đúng kịch bản.

Đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp gắn kết sản xuất với phân phối, tiêu dùng, tạo vòng tròn trung chuyển; phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa một cách hợp lý, nhịp nhàng để thúc đẩy tăng trưởng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường theo quy định của pháp luật để có biện pháp điều hành kịp thời, hiệu quả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá, nhất là diễn biến giá các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến đời sống của người dân.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến cụ thể đối với việc điều hành một số mặt hàng, lĩnh vực như xăng dầu, vàng, đất đai… để điều hành giá năm 2025 "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả"./.

Trần Mạnh