Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch khảo sát cơ chế hoạt động của mô hình đại học 2 cấp (Đại học vùng) chuẩn bị cho Hội nghị đánh giá mô hình đại học sắp tới.
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế báo cáo tình hình hoạt động của Đại học Huế. Với sứ mạng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hiệu quả, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước; từ 5 trường đại học thành viên năm 1994, đến nay Đại học Huế đã có 7 trường đại học thành viên và 3 khoa trực thuộc; 6 trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo; 01 Viện Tài nguyên môi trường - Công nghệ sinh học. Đến tháng 12/2010, Đại học Huế có 3.225 cán bộ, viên chức, lao động, trong đó có 165 Giáo sư, PGS; 355 Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ; 800 Thạc sĩ; 538 giảng viên cao cấp, giảng viên chính; 76 Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Về quy mô đào tạo, Đại học Huế có 93 ngành đào tạo với: 28.844 SV hệ chính quy; 20.522 SV hệ vừa học vừa làm; 644 SV hệ cao đẳng, dự bị đại học; 10.027 SV đào tạo liên thông; 3.283 SV hệ cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, văn bằng 2, hoàn chỉnh kiến thức; 204 học sinh THPT năng khiếu. Có 64 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 22 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II với 2.809 học viên, NCS hệ sau đại học. Đến nay, ĐHH đã có 15 chương trình liên kết đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ với các đối tác nước ngoài và đang tiếp tục triển khai các đề án mới trong liên kết đào tạo quốc tế...
Với những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc thực hiện mô hình đại học 2 cấp, Giám đốc Đại học Huế Nguyễn Văn Toàn đề nghị Bộ Gáo dục và Đào tạo tổng kết mô hình Đại học vùng theo hướng xây dựng đại học 2 cấp trên cơ sở tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đại học và cơ chế đặc thù về tài chính; tăng cường đầu tư đủ mạnh cho Đại học Huế; nghiên cứu đặt tên lại cho các Đại học vùng, đồng thời xác định vị trí của các trường đại học thành viên thuộc Đại học vùng trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học; Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có cơ chế về tài chính cho một số ngành năng khiếu đặc thù như ngành nghệ thuật, các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư và khối các ngành cơ bản như khoa học toán, lý, hóa, sinh;...
Cũng tại buổi làm việc, Hiệu trưởng các Trường: Đại học Y Dược, ĐH Khoa Học, ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Nghệ thuật đã phát biểu và có ý kiến đề xuất cơ chế cho hoạt động của Đại học vùng theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học thành viên; đồng thờităng cường đầu tư mạnh hơn về ngân sách đối với giáo dục đại học.
![]() |
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Đại học Huế trong thời gian qua; đồng thời lưu ý một số vấn đề về phân bổ kinh phí cho các trường đại học thành viên cũng như việc phân bổ tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các Đại học vùng; các vấn đề về liên kết trong Đại học vùng; phê duyệt các dự án đầu tư; điều tiếc nguồn lực tài chính, thực hiện các văn bản pháp luật; quản lý nghiên cứu khoa học của các trường thành viên... Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mong muốn các GS, PGS, các giảng viên của các trường đại học thành viên của Đại học Huế tiếp tục gắn bó với sự phát triển của đơn vị mình đang công tác, cống hiến nhiều hơn nữa trong sự nghiệp trồng người vẻ vang của người thầy.
![]() |
Phó Thủ tướng trao đổi về mô hình Đại học vùng |
Trước đó, ngày 09/12, Phó Thủ tướng và Đoàn công tác đến thăm và kiểm tra các trường: Đại học Sư phạm Huế; Đại học Nông Lâm Huế; Đại học Kinh tế và thăm Khu quy hoạch đại học Huế ở Trường Bia.