• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đại biểu chức sắc các tôn giáo

(Chinhphu.vn) - Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia công cuộc kiến thiết, xây dựng đất nước.

01/09/2015 19:02
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đại biểu chức sắc các tôn giáo trong cả nước về tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Chiều 1/9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp đại biểu chức sắc các tôn giáo trong cả nước về tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng đại biểu chức sắc của 14 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và đồng bào các tôn giáo lời thăm hỏi thân thiết, lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Cách đây 70 năm, nhân dân ta, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, nam nữ, giàu nghèo, tập hợp trong Mặt trận Việt Minh do Đảng ta lãnh đạo đã phá tan xiềng xích nô lệ làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH của đất nước ta.

Ngay sau tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó tuyên bố tôn giáo tự do, giáo lương đoàn kết.

Xuyên suốt và kế thừa quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH.

Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đoàn kết toàn dân tộc; các tôn giáo hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật; Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; khuyến khích và mong mỏi đồng bào các tôn giáo tham gia, góp sức cùng đất nước, dân tộc thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Vì vậy, theo Phó Thủ tướng, đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn đồng hành cùng dân tộc, thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia công cuộc kiến thiết, xây dựng đất nước, gương mẫu trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, thực hiện các hoạt động từ thiện nhân đạo, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, các tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp và dưới sự hướng dẫn của các chức sắc tôn giáo, đồng bào các tôn giáo sẽ cùng đất nước, dân tộc vượt lên những thử thách, khó khăn, chung tay xây dựng đất nước ngày càng phát triển, phồn vinh, cuộc sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Thay mặt cho một số chức sắc đại diện cho các tôn giáo tham dự cuộc gặp gỡ này, Trưởng ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Tấn Đạt bày tỏ nguyện vọng của mình đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Đó là, đất nước ta đa dạng về tôn giáo, nhưng điều kỳ diệu là tất cả các tôn giáo ở Việt Nam tuy niềm tin khác nhau, nghi thức thờ cúng khác nhau nhưng luôn sống hòa bình, đoàn kết, thương yêu lẫn nhau.

Được như vậy là do dân tộc Việt Nam là dân tộc bao dung, hiếu hòa, trong đó có bao dung về tôn giáo.

Đường hướng của các tôn giáo ở Việt Nam đều giống nhau, đó là vì đạo pháp, vì dân tộc; các hoạt động của tôn giáo đều hướng tới gắn kết vì lợi ích quốc gia, tín đồ của tôn giáo phải là công dân tốt của đất nước.

Chính vì vậy, để các tôn giáo cống hiến nhiều hơn nữa, cần có hành lang pháp lý tốt hơn cho các công tác xã hội hóa như y tế, giáo dục, các hoạt động từ thiện xuất phát từ phong trào của nhân dân, xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các tầng lớp nhân dân...

Lê Sơn