• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Giám đốc WB tại Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Chiều 11/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

11/05/2017 20:20
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. Ảnh: VGP/Hải Minh
Tại buổi tiếp, hai bên đã thảo luận về tiến độ chuẩn bị một số chương trình, dự án do WB tài trợ cho Việt Nam trong năm tài khóa 2017.

Khẳng định tầm quan trọng của các nguồn vốn vay nước ngoài, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi cho biết, việc chuẩn bị cho các chương trình, dự án đang diễn ra theo kế hoạch nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn của WB.

Năm 2017 là năm cuối cùng Việt Nam nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB, WB cam kết tài trợ cho Việt Nam 14 chương trình, dự án trị giá 2,1 tỷ USD.

Hai bên cũng đã trao đổi về Khung Đối tác quốc gia (CFP) giai đoạn 2018-2022. Đây là tài liệu định hướng hợp tác phát triển giữa Việt Nam và WB.

CPF được xây dựng trên cơ sở các phân tích và kết luận của Báo cáo Việt Nam 2035, Báo cáo đánh giá quốc gia Việt Nam 2016 (SCD) và Báo cáo đánh giá hoàn thành Chiến lược hợp tác quốc gia và bài học rút ra (CLR); phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2020 và đáp ứng các ưu tiên của Chính phủ.

Theo Giám đốc Quốc gia WB, CPF sẽ tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm gồm: Tăng trưởng bao trùm và khu vực tư nhân, đầu tư vào con người và tri thức, bảo đảm tính bền vững và sức chống chịu của môi trường.

Ông Ousmane Dione khẳng định WB sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để huy động nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả CPF.

Năm tài khóa 2018 đánh dấu một giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam và WB khi từ tháng 7/2017 Việt Nam sẽ tốt nghiệp IDA, các khoản vay trong giai đoạn thực hiện CPF sẽ là vốn vay từ IBRD và vốn IDA chuyển đổi (IDA không ưu đãi).

Hải Minh