• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm: Xóa đói giảm nghèo là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam

(Cổng TTĐT Chính phủ) - Ngày 25/9, phát biểu tại Cuộc thảo luận bàn tròn về Mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong Phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) kiểm điểm giữa kỳ việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã nêu bật nỗ lực của Việt Nam biến cam kết thành hành động thực tế nhằm tiến tới hoàn thành tám MDG vào năm 2015.

26/09/2008 08:25

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm: Việt Nam cần nỗ lực để đạt tiến bộ đồng đều giữa các MDG, vùng miền, nhóm dân cư và nâng cao tính bền vững của những kết quả đạt được - Ảnh: Bùi Ngọc Hải

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh Việt Nam hết sức coi trọng phiên họp cấp cao lần này của Đại hội đồng LHQ nhằm đánh giá những kết quả, bài học kinh nghiệm của nửa chặng đường thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, từ đó đề ra các kế hoạch cùng biện pháp cụ thể để phấn đấu hoàn thành vào thời hạn năm 2015. Các mục tiêu này là nội dung quan trọng của chiến lược tổng thể được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ năm 2000 của các quốc gia thành viên LHQ nhằm huy động trách nhiệm tập thể vì một thế giới mới công bằng, bình yên hơn.
Quá trình thực hiện vừa qua cho chúng ta thấy rõ ý nghĩa chiến lược của MDG là đã trở thành khuôn khổ chung cho hợp tác phát triển trên bình diện quốc tế và định hướng chính sách phát triển kinh tế-xã hội trong phạm vi quốc gia,” Phó Thủ tướng nói. Ông cũng bày tỏ vui mừng về những đổi thay tích cực mà người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã được hưởng từ quá trình này.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Các kế hoạch phát triển của Chính phủ Việt Nam luôn bao gồm cả hai mặt kinh tế, xã hội và hiện nay là thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.

“LHQ và các đối tác phát triển khác đã ghi nhận những kết quả ấn tượng về thực hiện MDG ở Việt Nam thể hiện qua thực tế là Việt Nam đã đạt hoặc vượt ở nhiều mục tiêu và nhiều khả năng sẽ hoàn thành các mục tiêu còn lại trước năm 2015. Theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007, theo chuẩn quốc tế thì từ 58% năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004 và do vậy, đã sớm đạt Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo".

Được, biết, tám MDG toàn cầu đã được cụ thể hóa thành 12 Mục tiêu Phát triển của Việt Nam (VDG) cho sát thực với hoàn cảnh của đất nước, lồng ghép vào các chiến lược, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và từng địa phương. Xóa đói giảm nghèo là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu và Chính phủ cũng thực hiện nhiều chương trình cụ thể, trong đó có việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản, hỗ trợ vốn sản xuất, chăm sóc y tế, giáo dục miễn phí… để giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cho rằng, những kết quả đó gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện được tiến hành ở Việt Nam từ giữa những năm 1980, quá trình tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có các tổ chức LHQ.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn nhận định: "Báo cáo của các quốc gia và LHQ đều cho thấy hiện còn nhiều thách thức phải giải quyết vì kết quả đạt được chưa đều giữa các mục tiêu cũng như giữa các quốc gia... Ở Việt Nam, chúng tôi cũng cần nỗ lực để đạt tiến bộ đồng đều giữa các mục tiêu, vùng miền, nhóm dân cư và nâng cao tính bền vững của những kết quả đạt được.”
Điểm lại một số khó khăn kinh tế mà Việt Nam đang phải đối phó do những yếu tố khách quan và chủ quan, Phó Thủ tướng khẳng định, ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ Việt Nam là thực hiện tốt các nhóm giải pháp đồng bộ đã đề ra nhằm phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; tới nay, việc triển khai quyết liệt các giải pháp này đã đem lại những kết quả tích cực chiếu theo các chỉ số quan trọng.
Việt Nam đề xuất LHQ tổng hợp các ý kiến đóng góp và các khuyến nghị đã được nhiều nước nêu trong các cuộc thảo luận và các báo cáo để bổ sung cho chương trình hành động trong thời gian tới, nhấn mạnh việc xây dựng các chính sách phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ưu tiên cho người nghèo ở các quốc gia, tăng cường hợp tác đa phương, đẩy mạnh cải tổ LHQ nhằm nâng cao vai trò trung tâm của tổ chức này trong việc hỗ trợ thực hiện MDG.
Cuộc họp cấp cao này, do Tổng thư kí Ban Ki-moon và Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 63 Miguel D'Escoto triệu tập, với sự tham dự của gần 100 nhà lãnh đạo cấp cao cùng đại diện 192 nước thành viên LHQ, diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang vật lộn với hàng loạt khó khăn do giá nhiên liệu tăng và cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng, gây trở ngại nghiêm trọng cho nỗ lực nhằm xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em.
Bên lề cuộc họp cũng đã diễn ra một số sự kiện, như việc phát động Kế hoạch hành động toàn cầu chống bệnh sốt rét - nhằm xóa bỏ tình trạng tử vong vì bệnh sốt rét vào năm 2015 và Sáng kiến
giảm thiểu ô nhiễm do sự xuống cấp của rừng và phá rừng của (REDD)) nhằm hỗ trợ tài chính cho việc quản lý rừng bền vững, đem lại những lợi ích kinh tế cho các nước tham gia và góp phần lớn vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sáng kiến này được Chính phủ Na Uy tài trợ 35 triệu đô-la. Việt Nam là một trong số 9 quốc gia tham gia thực hiện Sáng kiến.

Bùi Ngọc Hải

(CTV từ New York)