• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Thủ tướng yêu cầu đối thoại về Bóng đá Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau khi kết thúc hội nghị sơ kết 4 năm triển khai Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, sáng 19/12, Bộ VHTT&DL tổ chức.

19/12/2017 14:19

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Đình Nam
Dự hội nghị có lãnh đạo Bộ VHDL&TT, ngành thể dục-thể thao và đông đảo những người làm bóng đá cả nước.

Báo cáo của Bộ VHTT&DL cho biết, trong những năm gần đây, cơ sở vật chất dành cho bóng đá được đầu tư mạnh mẽ từ nguồn lực xã hội hoá, hình thành hệ thống thi đấu bóng đá phong trào. Hiện cả nước có 15.000 sân bóng đá, trên 4.000 CLB bóng đá phong trào.

Hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên bóng đá và nâng cao chất lượng, thành tích các đội tuyển bóng đá quốc gia tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện, đạt được một số thành tích nhất định.

Đối với bóng đá chuyên nghiệp, cả nước có trên 55 CLB đỉnh cao, đang dần được hoàn thiện, bước đầu mở rộng số lượng, nâng cao chất lượng.

Tuy nhiên, nhiều mục tiêu trong chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam chưa đạt được do nhiều hạn chế, yếu kém như trong phần phát biểu của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện.

“Bộ máy quản lý Nhà nước về bóng đá từ Trung ương đến địa phương còn yếu, lúng túng trong đổi mới, nâng cao năng lực hiệu quả quản lý hoạt động. Công tác tổ chức các giải thi đấu bóng đá bị ảnh hưởng bởi các hành vi tiêu cực, bạo lực, hành xử thiếu văn hoá của một bộ phận cán bộ quản lý, vận động viên, huấn luyện viên; lúng túng trong xử lý vi phạm… Bệnh thành tích, coi trọng kết quả ngắn hạn còn phổ biến.

Bóng đá đỉnh cao và đội tuyển quốc gia còn nhiều hạn chế, thành tích không ổn định, còn thấp so với châu lục, lực lượng vận động viên còn mỏng”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các ý kiến phát biểu cần đi vào thực chất những vấn đề của bóng đá Việt Nam đang gặp phải với “tinh thần nhận trách nhiệm rõ ràng của Bộ VHDL&TT, của Tổng cục Thể dục-Thể thao, các sở, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam…”.

Các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận về những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của bóng đá Việt Nam: Bóng đá phong trào; nâng cao năng lực, công tác đào tạo đội ngũ người làm bóng đá, huấn luyện viên, vận động viên; phát triển bóng đá chuyên nghiệp, phòng chống tiêu cực…

Đại diện Sở Văn hoá và Thể thao Khánh Hòa cho rằng, muốn phát triển bóng đá chuyên nghiệp phải dựa trên bóng đá phong trào, đồng thời bóng đá chuyên nghiệp là động lực, hạt nhân để thúc đẩy bóng đá phong trào, bóng đá trường học.

Trong khi đó, ông Phạm Thanh Hùng, Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh khẳng định yếu tố cốt lõi quyết định sự thành bại của bóng đá chuyên nghiệp là niềm tin về bóng đá sạch. Đây cũng là mục tiêu theo đuổi của CLB Than Quảng Ninh nhằm tạo dựng niềm tin trong lòng người hâm mộ.

“Một nền bóng đá sạch phải sạch từ công tác quản lý đến thi đấu và cả trên khán đài”, ông Hùng bày tỏ và kiến nghị Bộ VHTT&DL cần làm việc với các địa phương để thống nhất quan điểm, nhận thức, định hướng phát triển bóng đá.

Tại hội nghị, nhiều câu hỏi được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt ra cho những người làm bóng đá: “Bóng đá Việt Nam có thể tiến bộ hơn không, đã giống quốc tế chưa hay phát triển theo hình chóp ngược? Trọng tâm là nhằm vào bóng đá trẻ, bóng đá phong trào, bóng đá nữ, hay giải chuyên nghiệp? Từ đó chúng ta mới có thể làm rõ chỗ nào, khâu nào yếu, ban tổ chức tốt chưa, chuyên nghiệp chưa? Còn hiện tượng nhường điểm, cho điểm, vỗ vai nhau không? Các giải bóng đá chuyên nghiệp trung thực, đã sạch chưa khi người dân thích xem bóng đá thiếu nhi hơn? Những người làm bóng đá Việt Nam có kiên quyết nói không với tiêu cực?”.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Đây là các vấn đề chúng ta phải đặt ra, bàn thảo kỹ để thống nhất phương châm hành động tiếp theo ra sao. Bóng đá không thể phát triển nóng vội, cần theo đúng xu hướng quốc tế, khoa học, có nền tảng căn bản từ dinh dưỡng trở đi với lộ trình cụ thể, kiên định thực hiện.


Ảnh: VGP/Đình Nam

Từ gợi ý của Phó Thủ tướng, nhiều đại biểu đã có phát biểu tâm huyết, trăn trở nhằm kiện toàn hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đặc biệt là những bất cập trong công tác tổ chức thi đấu bóng đá chuyên nghiệp, đến công tác kỷ luật, trọng tài.

Nguyên Phó Chủ tịch VFF Ngô Tử Hà cho rằng hoạt động của VFF hiện nay còn nhiều chồng chéo giữa các ban, bộ phận, nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Đơn cử như Ban Tổ chức V-League lại không có quyền xử lý các cầu thủ, đội bóng hay trọng tài có các hành vi tiêu cực, phản cảm mà phải đợi quyết định từ Ban Trọng tài, Ban Kỷ luật không phải là đơn vị tổ chức.

Trong khi đó nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (PVF) Phạm Ngọc Viễn đề nghị cần phân định rõ vai trò quản lý nhà nước với vai trò của VFF trong hoạt động bóng đá, tránh tình trạng “khoán gọn” cho các CLB, DN như hiện nay.

Sau phần trình bày của Ban Trọng tài, Ban Kỷ luật của VFF, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quan điểm: "Đừng ép khán giả không nghi ngờ trọng tài vì đó là quyền của khán giả. Trọng tài có thể sai sót trong trận đấu nhưng sau đó, Ban Trọng tài đã xử lý nghiêm minh, xử lý một cách chuẩn mực chưa? Ban Trọng tài có dám khẳng định không liên quan đến bất kỳ đội bóng nào không?".

Ông Phạm Hải Đăng, thành viên Ban kỷ luật VFF cũng được yêu cầu trả lời câu hỏi: Ban Kỷ luật đã làm tốt nhiệm vụ chưa? Có cần siết lại không?

Kết thúc muộn vào lúc 12h trưa song vẫn còn nhiều đại biểu muốn bày tỏ ý kiến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ VHTT&DL, Tổng cục Thể dục-Thể thao, VFF tổ chức một cuộc đối thoại thẳng thắn để ghi nhận đầy đủ, trao đổi cởi mở về những vấn đề của bóng đá Việt Nam, từ đó xác định hướng nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng, phát triển một nền bóng đá đẹp, trung thực, chính xác không phải là một việc duy ý chí, làm ngay một lúc mà cần có lộ trình, cơ bản theo quy luật phát triển của thế giới từ bóng đá phong trào, bóng đá trẻ rồi đến giải đấu chuyên nghiệp, cấp độ đội tuyển. Đào tạo cầu thủ không chỉ về kỹ chiến thuật, mà cả đạo đức, văn hoá, đến chế độ tập luyện, dinh dưỡng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng có những CLB vô địch trong nước nhưng không đủ điều kiện tham gia giải châu lục vì không có đội trẻ hay tình trạng mượn cầu thủ để thi đấu giải trẻ, những vấn đề của Ban Kỷ luật, Ban Trọng tài… cần phải được chỉ ra những gì không phù hợp, đang làm ngược so với thế giới.

Những gì được coi là “bộ mặt của bóng đá Việt Nam” như giải đấu chuyên nghiệp, đội tuyển quốc gia thì các hạn chế, bất cập cần phải được chấn chỉnh trong thời gian ngắn nhất.

Khẳng định bên cạnh việc huy động nguồn lực xã hội, bóng đá vẫn cần sự quản lý của Nhà nước theo đúng quy định pháp luật và thông lệ quốc tế, Phó Thủ tướng giao Bộ VHTT&DL rà soát lại toàn bộ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. “Tinh thần là không để tình trạng khoán gọn trong phát triển bóng đá cho CLB hay doanh nghiệp”.

“Phát triển bóng đá là chiến lược dài hạn tổng thể nên tổ chức thực hiện phải có lộ trình từng bước, khoa học, kiên trì và kiên quyết. Cuối cùng là dứt khoát không tiêu cực. Làm được như vậy người dân sẽ đến sân đông hơn. Đây chính là nguồn lực để các CLB có thể tự chủ về tài chính, đào tạo vận động viên, nâng cao đời sống, thu nhập cho cầu thủ”, Phó Thủ tướng nói.

Đình Nam