• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phối hợp đồng bộ để không còn điểm nóng buôn lậu dịp Tết

(Chinhphu.vn) - Trong những tháng giáp Tết, tình hình buôn lậu có những diễn biến mới, phức tạp, gây thiệt hại đến ngân sách, ảnh hưởng đến thị trường và người tiêu dùng, đòi hỏi cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng.

15/11/2016 09:16

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là một nội dung được trao đổi tại buổi toạ đàm “Chống buôn lậu - giải pháp trong những tháng cuối năm” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 14/11.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) Đàm Thanh Thế cho rằng, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389, sự vào cuộc hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động.

Bằng các biện pháp đấu tranh quyết liệt, các lực lượng chống buôn lậu như công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, quản lý thị trường... đã bắt giữ nhiều vụ buôn lậu có số lượng lớn, giá trị cao, liên quan đến các mặt hàng như rượu, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc tân dược, điện tử, thực phẩm, hàng may mặc...

Trong 10 tháng năm 2016, đã có 172.000 vụ việc được phát hiện, tăng 2% so với 2015, truy thu 13.000 tỷ đồng cho ngân sách.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, phải thẳng thắn nhìn nhận hoạt động buôn lậu vẫn đang diễn ra phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, quy mô ngày càng lớn, diễn ra với không gian rộng, từ hải đảo đến đất liền, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn... tác động xấu đến kinh tế-xã hội.

Phân tích về vướng mắc trong đấu tranh truy bắt, xử lý đối tượng buôn lậu, Trung tướng Đồng Đại Lộc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết, các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thường có quy trình rất chặt chẽ, đường dây khép kín, các “trùm” ít lộ diện, do đó, việc phát hiện đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Thực tế, không loại trừ có sự tiếp tay của một số cán bộ chức năng tại biên giới để hàng lậu có thể lọt vào thị trường nội địa, gây khó cho công tác đấu tranh, ngăn chặn.

Việc xử lý buôn lậu còn gặp một số khó khăn do các quy định pháp lý còn có những bất cập. Ông Đồng Đại Lộc dẫn chứng các Điều số 153, 154 Bộ luật Hình sự về tội buôn thuốc lá lậu qua biên giới, thì phải có yếu tố vận chuyển qua biên giới, nếu không bắt được ở biên giới mà chỉ bắt trong nội địa thì rất khó áp dụng xử lý nghiêm.

Hoặc các vấn đề liên quan đến Luật Thương mại khiến việc việc đấu tranh, xử lý tội phạm buôn lậu khó khăn, phân biệt giữa kinh doanh hàng cấm hay buôn lậu, có vụ án khởi tố rồi lại phải điều chỉnh…

"Thực tế việc bắt giữ đã khó và xử lý lại càng khó hơn. Thống kê cho thấy, số vụ khởi tố chỉ chưa tới 10% trên tổng số vụ việc bắt giữ", Trung tướng Đồng Đại Lộc cho biết.

Vào cuộc quyết liệt nhưng không thể hành động đơn lẻ

Trung tướng Đồng Đại Lộc khẳng định, từ nay đến cuối năm, Tổng cục Cảnh sát sẽ mở các đợt cao điểm, tấn công mạnh vào các đường dây, ổ nhóm từ biên giới đến các tuyến buôn lậu trọng điểm, qua đó ngăn chặn hoạt động đưa hàng lậu vào Việt Nam.

Còn Đại tá Nguyễn Xuân Bắc, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Bộ đội Biên phòng đang xây dựng kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu từ nay đến Tết. Trong đó, tập trung vào các biện pháp quản lý chặt chẽ biên giới, giao trách nhiệm cho từng đồn biên phòng, tăng cường tuần tra bảo vệ biên giới nhất là huy động lực lượng địa phương, dân quân cùng phối hợp tuần tra.

Các đơn vị tăng cường biện pháp nghiệp vụ, cơ bản nắm đường dây ổ nhóm, chủ nậu, bố trí trinh sát mở chuyên án triệt pháp đường dây.

Đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết sẽ tăng cường phối hợp các lực lượng, ký các biên bản ghi nhớ phối hợp các lực lượng chức năng các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia.

“Chống buôn lậu phải có bàn tay sạch, gắn trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, các ngành với tình hình buôn lậu, đơn vị nào xảy ra điểm nóng, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cũng như trước pháp luật…”, Đại tá Nguyễn Xuân Bắc nhấn mạnh.

Dưới góc độ quản lý thị trường, ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) khẳng định, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Kế hoạch số 1630 về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016, chỉ đạo toàn ngành quản lý thị trường lên toàn quốc, vào cuộc có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương.

Tuy nhiên, về lâu dài, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường kiến nghị, cần sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương, kể cả các doanh nghiệp trong việc bảo đảm hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Với vai trò chỉ đạo phối hợp chung, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Đàm Thanh Thế cho rằng, các lực lượng xác định trách nhiệm trước chỉ đạo của Chính phủ.

Ban Chỉ đạo 389 sẽ thành lập đoàn công tác liên ngành, các bộ ngành như Công an, Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát biển, kiểm soát toàn tuyến biên giới, rà soát vấn đề nổi lên, khắc phục những sơ hở, thiếu sót một cách kịp thời nhất.

Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 sẽ yêu cầu các ban chỉ đạo tại các địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, đôn đốc. Việc kiểm tra đi đôi với đánh giá khen thưởng kịp thời, đồng thời phê bình xử lý nghiêm cá nhân thiếu trách nhiệm, hoặc xử lý nghiêm hiện tượng đồng lõa, bao che, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại.

Huy Thắng