• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phối hợp trong giám định tư pháp: Gỡ vướng cho cơ quan tiến hành tố tụng

(Chinhphu.vn) – Sáng 21/2, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức Toạ đàm “Thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp cần phối hợp nhiều cơ quan, tổ chức”. Các đại biểu đưa ra các giải pháp cho việc thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giám định, nhất là đối với các vụ án liên quan đến tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.

21/02/2020 12:44


Toàn cảnh Toạ đàm. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Giám định tư pháp: Nguồn chứng cứ quan trọng để xử lý vụ án

Thượng tá Lê Đức Trường, đại diện Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (Cục C03 – Bộ Công an) cho biết: Kết luận giám định là nguồn chứng cứ quan trọng, có những trường hợp không thể thiếu để Cục C03 làm căn cứ đánh giá, kết luận điều tra vụ án. Điều 87 liên quan đến nguồn chứng cứ, nhất là với những vụ án mà chứng cứ đang còn “non” thì kết luận giám định là nguồn chứng cứ quan trọng để Cơ quan điều tra căn cứ để xử lý vụ án. Một số vụ án về tham nhũng hiện nay gần như sử dụng triệt để những kết luận giám định về thiệt hại như quản lý vốn đầu tư, hành vi khác trong quản lý vốn đầu tư.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp Cục C03 không đồng ý với kết luận giám định nên không căn cứ, không sử dụng kết luận giám định để kết luận điều tra vụ án. Bên cạnh đó, có nhiều vụ án Cơ quan điều tra bế tắc khi chưa kết luận giám định được như “mức độ ô nhiễm môi trường”.

Trong đó, có nhiều vụ án có nội dung cần trưng cầu giám định liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan tổ chức như lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm quản lý của cả Bộ KH&ĐT, Bộ Xây dựng. Do đó, các giám định viên phải thường xuyên phối hợp với các điều tra viên nghiên cứu, đánh giá hồ sơ, tài liệu giám định, các giám định viên cũng phải thường xuyên trao đổi với nhau về kết luận nội dung giám định của lĩnh vực này là căn cứ để kết luận nội dung giám định của lĩnh vực khác, từ đó các giám định viên đưa ra kết luận giám định chính xác, khách quan. Như các vụ án cố ý làm trái, tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí…

Có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo, nội dung vụ án quá rộng nhưng để đáp ứng yêu cầu, cần sự phối hợp nhanh chóng của các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá, định hướng thu thập hồ sơ, chứng cứ. Cục C03 đã nhanh chóng trưng cầu giám định để các cơ quan chuyên môn cử giám định viên cùng phối hợp, nghiên cứu, đánh giá, định hướng thu thập hồ sơ, tài liệu đáp ứng công tác điều tra và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền như vụ án tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí.

Đại diện Cục C03 cũng cho biết những khó khăn khác như việc giám định chất lượng công trình xây dựng đang gặp nhiều khó khăn về phương pháp, cách thức giám định, cách tính hậu quả, thất thoát, thiệt hại. Đối với giám định các công trình xây dựng để xác định công trình có được xây dựng đầy đủ như phương án thiết kế được phê duyệt hay không, có bị cắt bớt nguyên liệu, vật liệu hay không, có thất thoát, thiệt hại hay không, việc này chỉ có thể giám định theo xác suất chứ không thể tháo dỡ cả công trình để tiến hành giám định trong khi việc xác định sai phạm, hậu quả, thiệt hại, thất thoát theo quy định của tố tụng hình sự phải chính xác. Vì vậy, rất khó xử lý các vụ án hình sự liên quan đến chất lượng công trình xây dựng.

Ông Trường cho biết: Bộ Công an đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức xây dựng quy chế phối hợp giữa người trưng cầu giám định với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp.

Hiện  nay, quan hệ phối hợp giữa cơ quan trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định và cá nhân, tổ chức giám định chưa thường xuyên, chặt chẽ. Có những trường hợp cơ quan trưng cầu giám định ra quyết định trưng cầu giám định nhưng nhiều tháng sau bộ, ngành chủ quản chưa cử giám định viên tham gia hoặc đưa ra lý do không chính đáng, đùn đẩy trách nhiệm giám định hoặc chậm ban hành kết luận giám định làm kéo dài thời hạn điều tra của vụ án.

Cơ quan trưng cầu giám định là cơ quan điều phối chung

Phó Vụ trưởng Vụ 3 (Viện Kiểm sát nhân Tối cao) Đào Thịnh Cường cho rằng, cần bổ sung một số quy định về chậm ban hành kết luận giám định tư pháp, về miễn nhiệm giám định viên trong các điều kiện không còn phù hợp để thực hiện giám định; quy định mang tính nguyên tắc về thời hạn giám định, trách nhiệm của các bộ, ngành chuyên môn quản lý lĩnh vực giám định; quy định phân cấp trong tiếp nhận trưng cầu giám định và thực hiện giám định ở Trung ương và tỉnh/ thành phố…

Đại  diện Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đưa ra những khó khăn, vướng mắc hay gặp. Đó là, việc trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng đôi khi nội dung trưng cầu vượt quá khả năng chuyên môn của tổ chức, cá nhân được trưng cầu hoặc nội dung trưng cầu chưa rõ ràng, cụ thể, ấn định thời gian giám định chưa phù hợp với tính chất, quy mô của đối tượng cần giám định. Một số vụ việc, cơ quan điều tra không bàn giao hiện trường, đối tượng và hồ sơ phục vụ điều tra phục vụ giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

Theo Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương), Luật Giám định tư pháp sửa đổi cần làm rõ hơn quy định mang tính nguyên tắc về căn cứ, cách thức trưng cầu giám định và cơ sở lựa chọn cơ quan tiến hành giám định; cần quy định quán triệt quan điểm, nội dung trưng cầu giám định chỉ nêu yêu cầu mang tính chuyên môn ở lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định, không nên yêu cầu mang tính pháp lý; cơ quan trưng cầu giám định sẽ giữ vai trò cơ quan điều phối trong trường hợp các nội dung giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức mà việc tách bạch từng nội dung gây khó khăn cho việc thực hiện giám định hoặc kéo dài thời gian giám định; trường hợp phát sinh vướng mắc trong việc trưng cầu, phối hợp thực hiện giám định, thì cơ quan trưng cầu giám định chủ trì, phối hợp với giám định viên của cơ quan, tổ chức được trưng cầu để giải quyết.

Lê Sơn