• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phòng bệnh sốt xuất huyết và Zika bằng muỗi vằn

(Chinhphu.vn) - Muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia sẽ được thả để giao phối với muỗi vằn không mang vi khuẩn này. Khi thế hệ muỗi mới được sinh ra đều mang vi khuẩn Wolbachia sẽ giúp hạn chế lan truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) và Zika ở người.

03/02/2017 15:07
Muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia sẽ được thả tại Nha Trang. Ảnh minh họa
Theo chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương với Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà và Đại học Monash (Australia) trong dự án Hướng tới loại trừ SXH tại Việt Nam, hoạt động thả muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) mang vi khuẩn Wolbachia sẽ được tổ chức tại khu vực phía bắc và phía nam TP. Nha Trang, nơi có khoảng 55.900 người sinh sống, gồm phường Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường và 4 tổ dân phố của phường Phước Long.

Từ tháng 3 tới, mỗi tuần, dự án sẽ thả khoảng 100 cá thể muỗi vằn mang Wolbachia, trong thời gian 12-18 tuần, để làm giảm số lượng muỗi vằn tự nhiên truyền bệnh và phòng SXH và Zika.

Sau khi được thả, vi khuẩn Wolbachia trong muỗi sẽ lan truyền nhờ quá trình cặp đôi và sinh sản tự nhiên của muỗi. Muỗi vằn đực mang Wolbachia khi giao phối với muỗi vằn cái không mang Wolbachia thì trứng do con cái đẻ ra sẽ không nở và nhờ đó làm giảm số lượng muỗi truyền bệnh. Muỗi cái mang Wolbachia giao phối với muỗi đực (dù mang hay không mang Wolbachia) đều sản sinh ra thế hệ muỗi mới mang Wolbachia. Với hai cơ chế này, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ dần chiếm ưu thế trong quần thể muỗi vằn tự nhiên.

Dựa trên những đánh giá khoa học toàn diện về tính an toàn tại Australia, Việt Nam và Indonesia, cũng như kết quả từ hơn 10 năm nghiên cứu ứng dụng, phương pháp Wolbachia đã được khẳng định là an toàn cho con người, động vật và môi trường.

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh vi khuẩn Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue và Zika trong cơ thể muỗi vằn - trung gian gây bệnh SXH và Zika ở người.

Chương trình này cũng đã và đang được triển khai tại Australia, Indonesia, Brazil, Colombia và tiếp tục mở rộng ra một số nước khác với mục tiêu phát triển ứng dụng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia nhằm hạn chế lây truyền SXH và Zika.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, muỗi vằn thả ở Nha Trang về cơ bản là muỗi có nguồn gốc từ chính TP. Nha Trang.  

Trước đó, vào tháng 3/2016, WHO khuyến nghị mở rộng nghiên cứu ứng dụng phương pháp Wolbachia để kiểm soát các bệnh do muỗi truyền và chuẩn bị sẵn sàng cho việc phòng, chống virus Zika.

Thúy Hà