• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ: Bộ Y tế đánh giá TPHCM xử lý nhanh, kịp thời

(Chinhphu.vn) - Chiều 6/10, Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ tại TPHCM.

06/10/2022 19:46
Phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ: Bộ Y tế đánh giá TPHCM xử nhanh, kịp thời - Ảnh 1.

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay Tân Sơn Nhất chiều 6/10 - Ảnh: VGP/Ngọc Tấn

Đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác giám sát dịch bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và công tác điều trị bệnh đậu mùa khỉ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.

Kiểm tra công tác giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ông Đỗ Mạnh Cường, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đánh giá tại đây công tác phân luồng, sàng lọc, cách ly đối tượng nghi ngờ được thực hiện tốt, có các giải pháp kịp thời phát hiện người có biểu hiện nghi ngờ để cách ly.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng chuẩn bị đầy đủ hóa chất, trang thiết bị bảo hộ, vệ sinh cá nhân..., đáp ứng yêu cầu khử khuẩn.

Đại diện Cục Y tế dự phòng cũng đánh giá TPHCM đã chuẩn bị sớm, kịp thời theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế từ tháng 5 khi có đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu.

Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, ngành y tế TPHCM cần cập nhật lại kế hoạch đáp ứng vì đây là giai đoạn có ca bệnh. 

Ngoài ra, ông Đỗ Mạnh Cường còn đề nghị Sở Y tế TPHCM và HCDC tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng đồng các biện pháp vệ sinh cá nhân thường xuyên, đặc biệt là vệ sinh bề mặt tương tự như phòng chống bệnh COVID-19. Trong tuyên truyền, không chỉ tuyên truyền với hộ gia đình mà còn tại các nơi công cộng để chủ động phòng chống dịch đậu mùa khỉ.

Về ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM, Cục Y tế dự phòng nhận định ngành y tế Thành phố đã xử lý nhanh, kịp thời, đặc biệt là công tác xét nghiệm gene, vì hiện nay đậu mùa khỉ đã được WHO phân thành 3 nhánh (clade 1, 2, 3). Với ca bệnh tại TPHCM, qua xét nghiệm gene đã xác định chi tiết hơn là clade2B khác hẳn với chủng virus tại Trung Phi và Tây Phi trước đó. 

Tại buổi làm việc với ngành y tế TPHCM, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết ngành y tế đã có kế hoạch phòng chống, điều trị bệnh đậu mùa khỉ, như tập huấn hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị, giám sát ca bệnh cho các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân, nhân viên nhóm tiếp cận nam quan hệ đồng giới… trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.  

Song song với đó, giám sát người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải. Cụ thể giám sát thuyền viên trên tàu khi neo đậu tại cảng thông qua máy đo thân nhiệt để phát hiện sớm; tiếp nhận thông tin từ người có triệu chứng nghi ngờ như tiếp viên hàng không hoặc người nhập cảnh khai báo. 

Liên quan đến ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn, HCDC đã giám sát, điều tra dịch tễ 9 người tiếp xúc gần (4 nhân viên y tế và 5 người thân của bệnh nhân) để theo dõi sức khỏe trong 21 ngày. Đến ngày 6/10 (sau 11 ngày) những người tiếp xúc gần không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ. HCDC cũng đã phối hợp với Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh khử khuẩn tại nơi bệnh nhân sinh sống. 

Ngành y tế tiếp tục đẩy mạnh truyền thông để người dân nhận biết, phát hiện cách ly hạn chế lây lan trong cộng đồng. Thường xuyên nhắc nhở các cơ sở y tế không chủ quan lơ là với bệnh đậu mùu khỉ. Khi có trường hợp nghi ngờ, các cơ sở y tế cần báo HCDC để lấy mẫu xét nghiệm. Khi có kết quả xác định thì cách ly, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người tiếp xúc gần cần cách ly và báo y tế địa phương khi có triệu chứng nghi ngờ trong 21 ngày. 

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ của ngành y tế TPHCM. Đã chuẩn bị tốt, đáp ứng nhanh công tác xử lý phòng chống dịch từ cửa khẩu cho đến khu vực nội địa. 

Bên cạnh đó, việc điều tra dịch tễ ca bệnh cũng như cách ly, điều trị từ Bệnh viện Da liễu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã thực hiện tốt việc kiểm soát lây nhiễm, không để lây ra xung quanh. Đây là thành công bước đầu của ngành y tế TPHCM.

Để làm tốt trong thời gian tới, ông Nguyễn Lương Tâm đề nghị Sở Y tế TPHCM chủ động tham mưu lãnh đạo Thành phố kịch bản đáp ứng tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giát sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch cho các quận, huyện, nhất là tại các quận có nguy cơ cao xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ.

Cùng với đó, đề nghị HCDC tăng cường kiểm soát các chuyến bay từ nước ngoài có dịch bệnh bằng máy đo thân nhiệt; nhanh chóng triển khai thu dung các trường hợp nghi ngờ để chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới lấy mẫu để phân loại, cách ly. 

Đồng thời yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện, phòng khám tư nhân… trên địa bàn tăng cường giám sát các trường hợp có các triệu chứng lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ khi đến khám. Đặc biệt là tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây lan. Ngành y tế cũng cần phối hợp tốt với ngành công an để giám sát nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn địa bàn Thành phố.

Ngọc Tấn