• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phòng chống bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người

(Chinhphu.vn) - Ngày 16/8 tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tổ chức Diễn đàn cấp cao về Khung đối tác "Một sức khỏe" phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người giai đoạn 2021-2025.

16/08/2022 15:24
"Một sức khỏe": Phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người   - Ảnh 1.

Chương trình "Một sức khỏe" hướng tới giảm bớt tác động do bệnh truyền lây từ động vật hoặc có nguồn gốc từ động vật gây ra - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Khung đối tác Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người được ký kết vào tháng 3/2022, đến nay đã có hơn 50 chương trình, dự án thuộc giai đoạn 2021-2025 đã và đang được triển khai.

Các tham luận tại Diễn đàn tiếp tục khẳng định cam kết của các bên trong việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người và tăng cường vai trò đầu mối, chủ trì của Bộ NN&PTNT về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người. Bên cạnh đó, các ý kiến nhấn mạnh vai trò của Văn phòng Điều phối Một sức khỏe trong việc điều phối đối tác và các bên liên quan để hỗ trợ và kiến nghị các giải nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc chuẩn bị triển khai các hoạt động, chương trình Một sức khỏe nhằm thực hiện tốt chức năng, mục tiêu của Khung đối tác một cách hiệu quả.

TS. Pawin Padungtod, Cố vấn cao cấp Trung tâm Ứng phó khẩn cấp dịch bệnh động vật, thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ tại Việt Nam cho biết: Một sức khỏe là cách tiếp cận hợp nhất nhằm mục đích cân bằng để phát triển bền vững và sử dụng nguồn lực tối ưu. Việc áp dụng phương pháp một sức khỏe đối với an toàn thực phẩm sẽ cho phép các quốc gia phát hiện, ngăn ngừa và đối phó với các bệnh lây truyền từ động vật sang người và các vấn đề sức khỏe của cộng đồng liên quan đến thực phẩm một cách hiệu quả hơn.

Nhấn mạnh những ưu tiên cấp bách liên quan tới Khung đối tác "Một sức khỏe", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết đây là cơ hội để các bên liên quan kiến nghị và đề xuất các giải pháp qua đó xác định các khó khăn, vướng mắc cần có sự can thiệp về chính sách nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp. 

Ông Phùng Đức Tiến mong muốn cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức song phương và đa phương tại Việt Nam tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của nhằm tăng cường năng lực dự phòng, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh, hướng tới giảm thiểu các tác động do bệnh truyền lây từ động vật hoặc có nguồn gốc từ động vật gây ra, từ đó đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì một thế giới an toàn hơn trước các mối đe dọa dịch bệnh truyền nhiễm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh các lĩnh vực được Đảng, Chính phủ, các bộ ngành và đối tác quan tâm là giảm nguy cơ làm phát sinh và lan truyền tác nhân gây bệnh trong mối tương tác con người - động vật- hệ sinh thái; tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, quản lý, giám sát và ngăn chặn kháng kháng sinh; phục hồi, tái thiết và kiểm soát rủi ro dịch bệnh mới nổi và tái nổi gây ra; kiểm soát tác nhân môi trường có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, động vật và thực vật.

Tại diễn đàn, các đối tác phát triển cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người bằng cách sử dụng phương pháp "Một sức khỏe", thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trong Kế hoạch tổng thể quốc gia về sức khỏe giai đoạn 2021-2025. Đồng thời mong muốn các quốc gia là đối tác thành viên cùng thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực "Một sức khỏe" trong mối tương tác giữa con người với thực vật, động vật và hệ môi trường sinh thái, đặc biệt coi trọng cả sức khỏe thực vật trong nội dung Khung đối tác để đảm bảo tính toàn diện.

Đỗ Hương