• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phòng chống hút thuốc lá-còn nhiều nỗi gian truân

(Chinhphu.vn) - Sau một năm Việt Nam thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực, số lượng người hút thuốc lá vẫn ở mức cao và khó có dấu hiệu giảm như dự kiến.

24/09/2015 11:12

Khó đạt được mục tiêu

Mục tiêu của Nhà nước là giảm số nam giới hút thuốc lá từ 47,4% như hiện nay xuống còn 39% và giảm số thanh thiếu niên hút thuốc từ 26% xuống 18% từ nay đến năm 2020. Nhưng thực tế cho thấy, khi tới nhiều điểm công cộng trong nhà như bến xe, nhà ga, sân vận động có mái che, bệnh viện, trường học, công sở…thì tình trạng sử dụng thuốc lá vẫn diễn ra một cách thường xuyên và với số lượng khá nhiều. Mặc dù đã có chủ trương cấm hút thuốc lá tại các điểm công cộng nhưng hầu như không mấy ai để ý thực hiện. Có chủ trương cấm nhưng người dân thì vẫn tự do, tuỳ tiện đốt thuốc tại nơi làm việc… Vì vậy, khói thuốc vẫn dễ nhìn thấy ở nhiều nơi.

Tại Hà Nội, để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá Thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai kế hoạch và kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, các ngành để triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá; triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc và tuần lễ quốc gia không thuốc lá… ; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn.

Kết quả cho thấy, tại một số đơn vị như Công an Thành phố đã đưa nội dung thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm; treo biển cấm hút thuốc tại 100% trụ sở cơ quan, đơn vị. Từ đó, số lượng, tỷ lệ cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an Thành phố hút thuốc đã giảm, hạn chế được tình trạng hút thuốc trong phòng làm việc tại cơ quan. Ngoài ra, các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch quy định không hút thuốc nơi công sở và nơi làm việc trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân không sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong cộng đồng dân cư, trong các lễ hội… Mặc dù vậy, công tác triển khai phòng chống tác hại thuốc lá vẫn còn gặp khó khăn do ý thức của một số cán bộ, công chức, viên chức và người dân còn thấp, tình trạng vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc và nơi công cộng còn khá phổ biến; tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới còn rất cao chiếm 47,4%;…

Phải từ ý thức và quyết tâm “Nói không với thuốc lá”

Theo qui định, với cá nhân hút thuốc lá tại nơi cấm có thể xử phạt tới 300.000 đồng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức không triển khai quy định cấm hút thuốc tại địa điểm bị cấm có thể bị phạt tới tiền triệu. Dù quy định rõ ràng như vậy nhưng việc cấm và xử lý hút thuốc tại các địa điểm công cộng dường như là một điều “bất khả thi” và không thu được mấy hiệu quả. Nguyên nhân do đâu? Do ý thức người dân? khâu tuyên truyền còn yếu hay xử phạt chưa nghiêm?...

Theo Bộ Y tế, thì chỉ tính 5/25 bệnh có liên quan đến thuốc lá, thì hàng năm người tiêu dùng Việt Nam đã phải chi khoảng 23.000 tỷ đồng cho việc chữa trị và cũng mất ngần đó tiền với việc mua thuốc lá của người dân. Số lượng người tử vong vì thuốc lá ngày một tăng, từ 40.000 người chết mỗi năm và con số này có khả năng tăng gấp đôi với tình trạng hút thuốc như hiện nay.

Theo PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan, Trưởng Trung tâm chăm sóc hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM , khói thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, trong khói thuốc có tới 7.000 chất hoá học , 69 chất gây ung thư, đặc biệt là chất nicotine trong thuốc lá có khả năng gây nghiện cho người sử dụng. Vì vậy, mỗi lần hút, người trực tiếp hút thuốc và những người xung quanh hít phải khói thuốc sẽ đưa vào cơ thể hàng loạt các chất độc hại một cách “tự nguyện”.

Không chỉ có thuốc lá truyền thống, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện thuốc lá điện tử và được nhiều người ưa dùng, nó vừa thoả mãn thói quen hút thuốc và được cho rằng không gây độc hại khi được quảng cáo, bày bán rộng rãi ở nhiều nơi, với nhiều mùi vị, không gây mệt mỏi như thuốc lá truyền thống… Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, thuốc lá điện tử không an toàn hơn thuốc lá thường, thậm chí còn chứa lượng nicotine gây hại cho tim mạch tương đương thuốc thật và chứa chất diethylene glycol rất độc hại được sử dụng trong chất chống đông. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã cảnh báo về sự nguy hại của thuốc lá điện tử, vì chưa có nghiên cứu chính xác nào chứng minh thuốc lá điện tử thật sự an toàn và hiệu quả trong việc cai nghiện thuốc lá.

Thực tế cho thấy, nhiều nước trên thế giới đã cấm buôn bán sử dụng thuốc lá điện tử. Ở Việt Nam, mặc dù đây là mặt hàng chưa được phép nhập khẩu nhưng đã xuất hiện tràn lan. Bên cạnh đó, với vô số chiêu trò, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá vẫn luôn tìm được đường đi của mình để đưa thuốc lá tới tay người tiêu dùng một cách “ tiện lợi” nhất.  Dù thuế tăng, quản lý chặt …nhưng số lượng các hãng thuốc mới vẫn xuất hiện, số người hút thuốc lá vẫn phát triển… Vì vậy, để đạt được mục tiêu như đề ra, chặng đường phòng chống tác hại thuốc lá luôn cần sự nỗ lực, vào cuộc của tất cả các cơ quan, ban, ngành, mà trước hết là từ ý thức và quyết tâm “ Nói không với thuốc lá” của mỗi người.

Tú Mai