• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phòng chống tội phạm: Xây dựng cơ chế phòng ngừa, xử lý đúng người, đúng tội, đúng luật

(Chinhphu.vn) – Đây là phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại diễn đàn Quốc hội về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng, thi hành án, chiều 26/10.

26/10/2020 21:32

Phó Thủ tướng Thường trực phát biểu tại diễn đàn Quốc hội. Ảnh: VGP/ Lê Sơn
Tham nhũng và tội phạm sẽ có dấu hiệu của lợi ích nhóm

Mặc dù trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh nhưng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực để làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật; phòng, chống tội phạm, thi hành án, đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và phục vụ cho mục tiêu kép là “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Đi sâu phân tích vấn đề này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nêu rõ: Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, nhưng bên cạnh đó thì tội phạm mới, tội phạm phi truyền thống, tội phạm lợi dụng công nghệ cao cũng phát triển. Xuất hiện nhiều các hành vi thông qua mạng, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin để hoạt động lừa đảo, hoạt động kinh doanh đa cấp hay xâm phạm đời tư, lợi dụng công nghệ thông tin để phát tán những thông tin độc hại, sai sự thật hoặc tấn công, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước thềm Đại hội Đảng các cấp. Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt và các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh để xử lý những hành vi này. Tuy nhiên, cần có hành lang pháp lý rõ ràng, các biện pháp đấu tranh có hiệu quả, nhưng cũng đồng thời không để ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường. Đối với những hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh tế chia sẻ hay kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hiện  Chính phủ đang từng bước xây dựng các hành lang pháp lý. Mặc dù, chúng ta đã có Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin, các nghị định nhưng Chính phủ sẽ tiếp tục có chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để tạo hành lang pháp lý, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh đầu tư một cách thuận lợi, vừa kiểm soát được những hoạt động vi phạm pháp luật và tội phạm trên lĩnh vực này.

Trong tình hình phòng, chống dịch bệnh, đã có những hoạt động vi phạm pháp luật,  như xuất, nhập cảnh trái phép, lợi dụng nâng giá vật tư y tế trong thời gian dịch bệnh COVID-19 vừa qua. Đối với dịch bệnh, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, Thường trực Chính phủ thường xuyên họp để chỉ đạo, Ban Chỉ đạo về xử lý dịch bệnh COVID-19 cũng chỉ đạo rất quyết liệt và đã có nhiều giải pháp ngăn ngừa được dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, tình hình tới đây dịch bệnh khó lường, có thể vẫn phát triển rất phức tạp trên thế giới và sẽ tác động nhiều mặt đến chúng ta. Vì thế, chúng ta quyết tâm kiểm soát không để dịch bệnh trở lại. Đồng thời cũng phòng ngừa, không để các loại tội phạm, các hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, tham ô, tham nhũng.

“Tham nhũng và tội phạm sẽ có dấu hiệu của lợi ích nhóm, trục lợi chính sách, sự cấu kết của bọn tội phạm với những người có quyền lực. Chúng ta cũng đã triệt để điều tra, truy tố, xét xử như thực tế đã diễn ra. Quan điểm là chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện, không có vùng cấm, vi phạm đến đâu xử lý đến đó, nhưng cũng phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, mục tiêu chính là để răn đe tội phạm và xây dựng cơ chế phòng ngừa, thu hồi được tối đa tài sản cho Nhà nước. Đó là những yêu cầu đặt ra đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ không có vùng cấm trong chống tham nhung. Ảnh: VGP/ Lê Sơn

Nghiên cứu xây dựng cơ quan thi hành án hành chính có quyền lực thực sự

Về thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, đã có nhiều chỉ đạo các cơ quan quyết liệt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thực hiện tố tụng, phải kê biên tài sản của đối tượng phạm tội mà có. Việc kê biên này là để đảm bảo thi hành án, làm điều kiện thuận lợi để công tác thi hành án tốt hơn. 

Về thi hành án hành chính, theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, đây là một vấn đề được xã hội hết sức quan tâm, liên quan đến thể chế pháp luật, đến quyết tâm thực hiện và ý thức chấp hành. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/NĐ-CP quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính, xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành và đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về việc tăng cường chấp hành tố tụng hành chính trong thi hành án hành chính. Đây là quyết tâm của Chính phủ, nhưng chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế. Vì đối với án hành chính hiện nay chưa có cơ quan thi hành án hành chính mà Bộ Tư pháp chỉ theo dõi, đôn đốc, giúp Chính phủ.

Chính phủ ban hành những nghị định này, nhưng thực thi thì cũng còn hạn chế trong thực tế. Tới đây, chúng ta nghiên cứu thể chế về xử lý thi hành án hành chính thì có cơ quan thi hành án hành chính rõ ràng, có hiệu lực, hiệu quả, có quyền lực thật sự trong việc cưỡng chế thi hành án. Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các văn bản dưới luật, nghị định, chỉ thị và giao trách nhiệm cho một cơ quan theo dõi, đôn đốc là Bộ Tư pháp. Theo dõi để xử lý kỷ luật đối với những người không chấp hành thì giao cho Thanh tra Chính phủ hay Bộ Nội vụ.

Trong thực tế, có nhiều bản án hành chính vướng, cần phải nghiên cứu, xem xét vấn đề giám đốc thẩm, tái thẩm. Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát quan tâm, xem xét để trả lời dứt khoát có tái thẩm, giám đốc thẩm hay không, trên cơ sở đó nếu không có giám đốc thẩm, tái thẩm, thì bản án phải được thi hành trong thực tế.

Lê Sơn