• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phòng chống vận chuyển ma túy qua đường hàng không

(Chinhphu.vn) - Hoạt động vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy qua đường hàng không ngày càng trở nên phức tạp. Phương thức, thủ đoạn cất giấu ma tuý của tội phạm rất đa dạng và ngày càng tinh vi.

01/07/2013 16:50

Đối tượng vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Sáng 1/7, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tổ chức Hội thảo “Tổng kết kinh nghiệm nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường hàng không”. Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng diễn biến, tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy qua đường hàng không trong thời gian tới.

Theo Đại tá Nguyễn Địch Nam, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47) – Bộ Công an, tuyến đường hàng không Việt Nam đã và đang bị tội phạm lợi dụng để buôn bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam, cũng như từ Việt Nam ra nước ngoài tiêu thụ.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của hoạt động vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy qua đường hàng không, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã phối hợp với các lực lượng tại sân bay triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch đấu tranh, tuy nhiên diễn biến của loại tội phạm nguy hiểm này vẫn đang ngày càng trở nên phức tạp.

Theo thống kê từ năm 2006 đến nay, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã phối hợp với các lực lượng chức năng sân bay phát hiện, bắt giữ 57 vụ, 119 đối tượng vận chuyển, mua bán chất ma túy qua tuyến hàng không, thu giữ tổng cộng 67,45kg heroin; 75,54kg và 7.695 viên ma túy tổng hợp; 2,39kg cần sa... Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 29 vụ, 43 đối tượng vận chuyển ma túy qua đường hàng không.

Thượng tá Vũ Quang Đán – Phó Trưởng phòng 1/C47 cho biết, các đối tượng phạm tội liên quan đến ma tuý trên tuyến đường này thường được tổ chức thành những đường dây, ổ nhóm hoạt động xuyên quốc gia. Nổi lên trong đó là một số đường dây do các đối tượng gốc Phi cầm đầu, ngoài ra còn có cả các đối tượng là Việt kiều ở các nước khác như: Úc, Nhật, Mỹ, Canada… Tội phạm ma tuý thường lợi dụng mục đích về Việt Nam để thăm thân, du lịch, thương mại… sau đó móc nối với các đối tượng trong nước, tạo thành những đường dây vận chuyển ma tuý hoạt động hết sức chuyên nghiệp.

Các loại ma tuý do tội phạm vận chuyển thường là heroin, cần sa, cocain, ma tuý tổng hợp hay một số loại tiền chất dùng để điều chế ma tuý; chủ yếu được vận chuyển từ các quốc gia trong khu vực Tam giác vàng, qua các nước láng giềng Lào, Campuchia về Việt Nam tập kết, sau đó tiếp tục được vận chuyển ra nước ngoài qua đường hàng không.

Thượng tá Vũ Quang Đán cho hay, phương thức, thủ đoạn cất giấu ma tuý của tội phạm rất đa dạng và ngày càng tinh vi. Bọn chúng thường xuyên nghiên cứu, thay đổi phương thức, thủ đoạn phạm tội, điều đó đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác điều tra, khám phá.

Theo ông Đỗ Thế Mạnh - Phó Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, một trong những khó khăn trong công tác phòng, chống ma tuý qua đường hàng không hiện nay là trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác điều tra còn thiếu; hầu hết các đơn vị chưa được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại chuyên dùng. Tại hầu hết các sân bay hiện cũng chưa có hệ thống camera quan sát, hệ thống máy soi ngầm hành lý ký gửi của hành khách xuất nhập cảnh.

Ông Mạnh kiến nghị, trước mắt cần sớm trang bị hệ thống camera quan sát tại các sân bay quốc tế; đồng thời triển khai ngay việc xây dựng hệ thống thông tin trước các chuyến bay, tổ chức kết nối mạng giữa các hãng hàng không với cơ quan Hải quan để thuận tiện cho công tác thu thập, xử lý thông tin một cách hiệu quả, kịp thời…

Tại Hội thảo, ý kiến nhiều đại biểu cũng cho rằng, để công tác phòng, chống ma tuý qua đường hàng không đạt hiệu quả như mong đợi, các lực lượng liên quan cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và quản lý chặt chẽ các đối tượng có nguy cơ mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy; mở rộng và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chuyên trách cũng như với các cơ quan quốc tế trong phòng ngừa tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về loại tội phạm nguy hiểm này…

Phan Hoàng