• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phong Điền chăm lo phát triển ngành nghề truyền thống

Phong Điền là một huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế; là địa phương nổi tiếng với nhiều ngành nghề truyền thống từ rất lâu đời như: rèn Hiền Lương, gốm Phước Tích, đan đệm Phò Trạch, chạm trỗ Mỹ Xuyên, kim hoàn Kế Môn, đan lưới Vân Trình, nước mắm Phong Hải…

30/01/2012 15:21

Một vài năm trở lại đây, do cơ chế của thị trường, một số nghề có nguy cơ mai một. Trước thực trạng ấy, huyện Phong Điền đã ban hành nhiều cơ chế chính sách như hỗ trợ vốn vay, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề… Nhờ vậy, các làng nghề truyền thống ở Phong Điền dần khôi phục và ngày càng phát triển.

Về làng nghề điêu khắc mộc Mỹ Xuyên (xã Phong Hòa) không khí sản xuất khá rộn ràng. Tại đây, có hơn 20 cơ sở sản xuất với hơn 150 lao động đang tất bật công việc vì lượng hàng đang được tiêu thụ khá tốt. Theo các chủ cơ sở cho biết, có được công việc ổn định như thế này chính là nhờ huyện Phong Điền quan tâm hỗ trợ vốn vay phát triển nghề, chính sách giao, cho thuê mặt bằng, hỗ trợ học nghề, tìm kiếm thị trường. Bên cạnh đó, huyện còn đầu tư hạ tầng giao thông, điện, hệ thống thoát nước… khá đồng bộ phục vụ tốt cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa,... Được biết, hiện nay, mức thu nhập bình quân cho người lao động ở đây khoảng từ 1-1,8 triệu đồng/tháng nên không chỉ thu hút tốt nguồn lao động dồi dào tạo địa phương mà còn thu hút được những thợ giỏi làm ăn xa quay về địa phương làm nghề.

Không chỉ có nghề điêu khắc mộc Mỹ Xuyên có việc làm thường xuyên, ổn định mà còn rất nhiều nghề khác cũng đang dần hồi sinh. Nghề đan lưới Vân Trình (xã Phong Bình) đang chuyển mình khi có hơn 350 hộ hàng ngày trực tiếp gia công một số công đoạn cho các cơ sở kinh doanh, đem lại thu nhập bình quân khoảng 800.000đ đến 1 triệu đồng/tháng/hộ. Làng nghề đệm bàng ở Phò Trạch (xã Phong Bình) cũng đang được huyện Phong Điền quan tâm đầu tư thông qua nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo thợ giỏi…Ngoài ra, người dân làm nghề còn được tạo điều kiện để học tập thêm nâng cao tay nghề, phát huy tối đa sáng tạo những kiểu đan mới để làm cho sản phẩm đa dạng, phong phú hơn. Nhờ vậy, hiện đệm bàng Phò Trạch đã sản xuất hơn 50 mẫu hàng đệm bàng cao cấp. Tất cả đều được làm bằng tay, bền và đẹp nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, đệm bàng Phò Trạch còn có mặt tại các siêu thị lớn ở Huế. Qua đó, vừa tạo điều kiện cho làng nghề giữ được nghề, đồng thời, tạo điều kiện để nghề phát triển cao hơn.

Làng gốm Phước Tích (xã Phong Hòa) sau mấy chục năm im ắng nay đã đỏ lửa trở lại, cho ra những mẻ gốm đầu tiên. Nguyễn Hoàng Sơn, thợ trẻ của làng Gốm hồ hởi khoe: "Chúng tôi rất vui mừng và tự hào vì hơn 1.500 sản phẩm gốm vừa ra lò đạt chất lượng tốt, đưa đi triển lãm trong Festival nghề truyền thống Huế 2009 được đông đảo du khách khen ngợi, có thể sánh vai với những làng gốm lâu đời như Bát Tràng, Chu Đậu”.

Bà Hoàng Thị Hòe, một trong số ít nghệ nhân làng Gốm Phước Tích, cho hay: “Lúc tôi 14, 15 tuổi đã theo cha, mẹ làm gốm, nghề gốm lúc đó mạnh lắm, bán ở khắp nơi. Lúc chiến tranh nghề gốm có mai một nhưng dân Phước Tích vẫn không thể bỏ nghề được. Bây giờ, mặc dù tuổi đã cao, nhưng tôi cũng sẽ cố gắng truyền nghề cho con cháu, để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông”.

Điều thật phấn khởi cho làng gốm Phước Tích khi mà chương trình phục hồi gốm cổ Phước Tích do tổ chức JICA- Nhật Bản tài trợ đang được tiến hành triển khai. Dự kiến sản phẩm đầu tiên sẽ được giới thiệu tại Festival Huế 2012. Điều này hứa hẹn, mở ra cơ hội mới cho gốm Phước Tích trong việc chinh phục ngày càng nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đến xã Phong Hải vào những ngày cuối năm này mới thấy hết được không khí vui tươi, hồ hởi của người dân khi thương hiệu “Nước mắm Phong Hải” đã vượt qua các làng nghề nổi tiếng khác trong vùng như “Rượu Cườm Phong Chương” (xã Phong Chương), “Tương măng Phong Mỹ” (xã Phong Mỹ), “Trấu ép”, “Rượu Okay” (xã Phong Bình) để dành danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu nhất năm 2011 của huyện do UBND huyện Phong Điền bình chọn.

Nghề làm nước mắm ở Phong Hải là nghề gia truyền, xuất hiện cùng nghề đánh bắt trên biển của người dân xã này. Nước mắm Phong Hải nổi tiếng thơm ngon do được chế biến công phu. Tuy nhiên, nghề này dần dần bị mai một do thiếu thị trường tiêu thụ.

Để đánh thức nghề truyền thống này, được sự quan tâm, tạo điều kiện của huyện, nhiều hộ dân đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư khá lớn để sản xuất nước mắm theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay, nước mắm Phong Hải không chỉ tiêu thụ tốt trong nước mà còn vươn ra thế giới. Một sự kiện thật vui, đầu tháng 3/2011, lô hàng nước mắm Phong Hải đầu tiên đã được xuất sang Mỹ bằng đường thủy. Hiện nay, nước mắm Phong Hải đang nhắm đến thị trường Pháp do nhiều doanh nghiệp phía Pháp đã có gợi ý mua nước mắm thô của Phong Hải để đưa qua Pháp tiếp tục chế biến cho phù hợp với nhu cầu của thị trường…

Trong chiến lược phát triển ngành nghề truyền thống của huyện Phong Điền, ông Nguyễn Đại Vui, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền khẳng định: “Thời gian qua, bằng sự quan tâm đầu tư rất lớn trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của huyện bước đầu đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Điều này đã khẳng định được sự đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của huyện trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa để các làng nghề ngày càng phát triển tốt hơn. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn, bởi qua đó, không chỉ giúp cho huyện giải quyết tốt công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của huyện Phong Điền nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung”.