• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” thu hút sự quan tâm của dư luận

(Chinhphu.vn) - Đúng 1 tháng sau khi bùng phát, các cuộc biểu tình của phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" đã vượt biên giới Hoa Kỳ lan sang nhiều châu lục và bắt đầu thu hút được sự chú ý của dư luận.

18/10/2011 16:21

Những người biểu tình ở California, Hoa Kỳ. Ảnh: sggp.org.vn

Ngày 17/10, chiến dịch "Chiếm lấy Phố Wall - Occupy Wall Street" tròn 1 tháng tuổi, được tiếp thêm động lực mới với gần 300.000 USD trong tài khoản ngân hàng do các du khách ủng hộ và thu hút sự chú ý của toàn thế giới vào vấn đề bất bình đẳng kinh tế.

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon bày tỏ sự cảm thông với những người biểu tình và cho rằng một số vấn đề có thể sẽ được các chính phủ xem xét.

Theo ông Ban Ki-moon, Bộ trưởng Tài chính các nước G 20 nên lắng nghe những người biểu tình. Những vấn đề trong chương trình nghị sự như thường lệ, hoặc chỉ quan tâm đến các vấn đề kinh tế nội bộ sẽ không đưa ra bất cứ câu trả lời nào cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện rất nghiêm trọng. Tổng Thư ký LHQ cho rằng những gì đang diễn ra trên khắp thế giới, bắt đầu từ Phố Wall, cho thấy người dân đang thể hiện nỗi thất vọng và cố gắng gửi một thông điệp rất rõ ràng và dễ hiểu đến toàn thế giới.

Trong khi đó, Người phát ngôn Nhà Trắng, Josh Earnest cho hay, Tổng thống Obama một lần nữa “ghi nhận sự thất vọng của những người biểu tình và cá nhân ông xin được chia sẻ với nỗi thất vọng đó”. Tổng thống Obama còn thể hiện quan điểm rõ ràng là bản thân mình đang đấu tranh để “quyền lợi của 99% người dân Hoa Kỳ được đảm bảo tốt nhất”.

Phong trào chống Phố Wall chưa có dấu hiệu lắng xuống ở nơi khởi đầu là Hoa Kỳ, trái lại còn nhận được sự hưởng ứng của hàng chục nghìn người ở châu Âu cùng “Chiếm lấy Phố Wall”.

Nguyên nhân của các cuộc biểu tình bước đầu được lý giải.

“Đích ngắm” của phong trào "Chiếm Phố Wall" nhằm vào cộng đồng tài chính (giới tài phiệt, dù chỉ chiếm 1% số dân nhưng kiểm soát hầu hết tài sản đất nước), những người bị xem là thủ phạm và hưởng lợi một cách không công bằng nhờ cuộc khủng hoảng kinh tế. Các khoản cứu trợ của chính phủ đã không đi kèm với việc giảm lương và tiền thưởng cuối năm của Ban Giám đốc các công ty. Và người giàu  phải trả ít thuế hơn tầng lớp trung lưu hoặc người nghèo, điều mà tỷ phú Warren Buffett, một trong những người giàu nhất thế giới, đã chỉ ra.

Một nguyên nhân khác sâu xa hơn là tình trạng thất nghiệp kinh niên trong thanh niên, vấn đề đang phổ biến tại các nền kinh tế công nghiệp phát triển.

Tình trạng thất nghiệp tại Bắc Mỹ cũng kéo dài như ở nhiều nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khác. Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ do những khía cạnh chu kỳ của kinh doanh, mà còn do sự không tương xứng về cấu trúc giữa những công việc sẵn có và tìm người có những kỹ năng thích hợp để làm những công việc đó.

Tại nhiều nước OECD, số người bị thất nghiệp lâu dài chiếm tới một nửa số người không có việc làm. Khoảng 1/5 số người thất nghiệp kinh niên này là thanh niên và con số này đang tiếp tục tăng. Điều đáng chú ý là nhiều người thất nghiệp trong độ tuổi 15-24 lại không đi học, đi làm hay tham gia một chương trình đào tạo nào. Có khoảng 16,7 triệu thanh niên tại các nước OECD đang "đứng ngoài" cả hệ thống giáo dục lẫn các thị trường việc làm.

Từ đó có thể thấy thách thức của các nền kinh tế phát triển không phải là tìm cách cạnh tranh với các thị trường đang nổi mà là việc phải tái cấu trúc lực lượng lao động, hướng chương trình giáo dục và đào tạo sang những lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm khi kinh tế hồi phục./.

Nguyễn Chiến