• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phòng Truyền thống ngành Công Thương: Một địa chỉ văn hóa ý nghĩa

(Chinhphu.vn) - Phòng Truyền thống ngành Công Thương sẽ còn phải bổ sung nhiều tư liệu, hiện vật. Nhưng với tinh thần "dám đi thì sẽ đến", tin tưởng rằng, Phòng Truyền thống ngành công thương thời gian tới thực sự có tầm vóc, quy mô tương xứng với đóng góp của ngành.

19/06/2022 18:55
Phòng Truyền thống ngành Công Thương: Một địa chỉ văn hóa ý nghĩa - Ảnh 1.

Khánh thành Phòng truyền thống ngành công thương.

Mỗi một tổ chức, đơn vị có bề dày thời gian hoạt động đều cần có một không gian để trưng bày, giới thiệu những giá trị, dấu ấn của mình trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Đặc biệt, đối với ngành công thương, nơi nắm giữ 2/3 GDP đất nước, việc có một địa chỉ để lưu giữ tiến trình hoạt động là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa.

Vấn đề này cũng đã được quan tâm, đặt ra trong nhiều năm, nhưng vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu nhất là do lĩnh vực hoạt động của ngành quá rộng. Ở thời kỳ cao điểm, quản lý ngành công thương có tới 8 bộ và 4 tổng cục. Đồng thời, Công Thương cũng là ngành giữ "kỷ lục" về số lần tách nhập. Có lúc, thời gian tại nhiệm 1 vị Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim chỉ vẻn vẹn 1 tháng, để sau đấy, Bộ này cùng với 3 Tổng cục khác thành lập Bộ Công nghiệp nặng…

Cũng vì lý do đó, quá trình hình thành và phát triển ngành công thương có nhiều những khoảng trống do tư liệu bị đứt gãy; nhiều tài liệu, hiện vật tản mát ở nhiều bộ, nhiều ngành, nhiều địa phương. Có lẽ vì thế, việc xây dựng Phòng truyền thống ngành công thương là một thử thách không nhỏ.

Phòng Truyền thống ngành Công Thương: Một địa chỉ văn hóa ý nghĩa - Ảnh 2.

Phòng truyền thống ngành công thương: Kể lại câu chuyện về lịch sử phát triển hơn 70 năm của ngành một cách sống động.

Với tinh thần "dám đi thì sẽ đến", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/BCSĐ ngày 22/6/2021 về việc xây dựng Phòng Truyền thống ngành công thương và biên soạn Bộ sách Lịch sử ngành công thương. Tạp chí Công Thương là đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ.

"Với bề dày lịch sử và truyền thống ngành công thương, tài liệu, hiện vật rất phong phú, đa dạng, có giá trị to lớn. Tuy nhiên, những tài liệu, hiện vật đó hiện đang nằm ở nhiều nơi, cần được sưu tầm, bảo quản và khai thác có hiệu quả tại Phòng Truyền thống và sách Lịch sử ngành công thương. Đây là công việc quan trọng, là tình cảm, trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với các thế hệ đi trước và mai sau" - thư của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát động sưu tầm, hiến, tặng, cung cấp thông tin về tư liệu, hiện vật cho Phòng Truyền thống ngành công thương.

Phòng Truyền thống ngành Công Thương: Một địa chỉ văn hóa ý nghĩa - Ảnh 3.

Trên mỗi bước đường đi lên của ngành, đều để lại những dấu ấn thành tựu, những giá trị, truyền thống tốt đẹp, được các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dày công vun đắp, xây dựng nên, và trao truyền cho các thế hệ tiếp nối.

Hưởng ứng thư kêu gọi, sau gần 12 tháng sưu tập tư liệu, hiện vật và thi công, Phòng Truyền thống ngành công thương đã chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, Phòng Truyền thống ngành công thương kỹ thuật số tại website: Truyenthongcongthuong.vn và Cuốn sách song ngữ Việt - Anh giới thiệu về Phòng Truyền thống cũng ra mắt bạn đọc trong những ngày vừa qua. Với hàng trăm tư liệu, hiện vật, Phòng Truyền thống ngành công thương đã kể lại câu chuyện về lịch sử phát triển của ngành hơn 70 năm qua một cách sống động. Mỗi tư liệu, hiện vật đều mang trong mình một câu chuyện lịch sử, với nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

Có nhiều tư liệu, hiện vật lần đầu tiên được công bố như những tư liệu nằm trong bộ sưu tập của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài như Thư viện Quốc gia Pháp, Đại học Cornell (Hoa Kỳ)… cũng được Tổ biên soạn tìm hiểu và sao chép. Theo đánh giá của giới chuyên môn, Phòng Truyền thống ngành công thương đã làm được những điều quý báu. Một là đã lấp đầy được những khoảng trống lịch sử của một ngành, trong lịch sử có nhiều Bộ quản lý, trải qua nhiều giai đoạn tách, nhập. Thứ hai, đã tập hợp được trí tuệ của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, người lao động ngành công thương qua các thời kỳ. Thứ ba, là một trong số ít các phòng truyền thống ngành có "thông điệp" thông qua sự sưu tầm và trưng bày tài liệu, hiện vật. Thông điệp "Hành trình hơn 70 năm xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế" được thiết kế, trưng bày, có những điểm trong từng thời kỳ. Người xem dễ dàng cảm nhận được, ở từng giai đoạn lịch sử, ngành công thương đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Trên mỗi bước đường đi lên của ngành, đều để lại những dấu ấn thành tựu, những giá trị, truyền thống tốt đẹp, được các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dày công vun đắp, xây dựng nên, và trao truyền cho các thế hệ tiếp nối.

Phòng Truyền thống ngành Công Thương: Một địa chỉ văn hóa ý nghĩa - Ảnh 4.

Với sự sưu tầm, trưng bày và giới thiệu công phu, chân thật, chính xác, Phòng Truyền thống ngành công thương đã gây xúc động và bất ngờ với ngay cả với cán bộ, người lao động trong và ngoài ngành.

Với sự sưu tầm, trưng bày và giới thiệu công phu, chân thật, chính xác, Phòng Truyền thống ngành công thương đã gây xúc động và bất ngờ với ngay cả với cán bộ, người lao động trong và ngoài ngành.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, sau khi tham quan Phòng Truyền thống ngành công thương, khẳng định: "Bộ Công Thương là một Bộ luôn có tinh thần đổi mới. Nói về truyền thống ngành công thương, tôi nghĩ có những điểm ưu nổi trội: Ngay từ khi thành lập luôn luôn bám sát và theo kịp những mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn của đất nước; có những lĩnh vực chủ động đi trước, như lĩnh vực hội nhập quốc tế".

Ông Lê Quốc Khánh, nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhận xét: "Tôi đánh giá rất cao ý tưởng xây dựng Phòng Truyền thống. Với Phòng Truyền thống, việc ứng dụng kỹ thuật số, đã tiếp cận với công nghệ hiện đại là điều rất mừng. Phòng Truyền thống này, ngoài việc quảng bá hình ảnh, truyền thống ngành công thương ra bên ngoài, thì còn có nhiệm vụ rèn luyện cho đội ngũ hiện tại, cũng như các thế hệ tiếp nối sau này của ngành công thương tiếp tục phát triển những truyền thống tốt đẹp. Ví dụ, người vào ngành công tác thì phải học, phải tìm hiểu về truyền thống, trên cơ sở đó rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất của một Người Công Thương. Hoặc những hình thức sinh hoạt như kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn có thể tổ chức ở phòng Truyền thống này".

Ông Phạm Khắc Huy, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương cho biết: "Sau buổi Lễ Khánh thành hôm nay, Phòng Truyền thống ngành công thương sẽ là địa chỉ tin yêu và vô cùng ý nghĩa đối với tuổi trẻ ngành công thương để có thể ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của ngành; qua đó biết trân trọng, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống mà các thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp".

Phòng Truyền thống ngành Công Thương: Một địa chỉ văn hóa ý nghĩa - Ảnh 5.

Phòng Truyền thống ngành công thương sẽ là địa chỉ tin yêu và vô cùng ý nghĩa đối với tuổi trẻ ngành công thương để có thể ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của ngành.

Do hạn chế của không gian trưng bày và thời gian thực hiện, Bộ Công thương cho rằng đây chỉ là điểm khởi đầu. Phòng Truyền thống ngành công thương sẽ còn phải bổ sung nhiều tư liệu, hiện vật để thực sự có tầm vóc, quy mô tương xứng với đóng góp của ngành trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cũng như mong muốn của những người con ngành công thương.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành tiếp tục giúp đỡ Bộ Công Thương trong việc sưu tầm những tư liệu, hiện vật liên quan đến lịch sử hình thành, phát triển của ngành, tạo điều kiện xây dựng Phòng Truyền thống ngành công thương ngày càng hoàn thiện, trở thành một địa chỉ tin cậy và có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống vẻ vang của ngành, góp phần truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực cho các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành công thương hôm nay và mai sau nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với niềm tin và sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Phòng Truyền thống ngành Công Thương: Một địa chỉ văn hóa ý nghĩa - Ảnh 6.

Xây dựng Phòng Truyền thống ngành công thương ngày càng hoàn thiện, trở thành một địa chỉ tin cậy và có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống vẻ vang của ngành.

Để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và quản lý, khai thác có hiệu quả Phòng Truyền thống ngành công thương trong thời gian tới, Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống vẻ vang của ngành công thương Việt Nam, giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nhất là thế hệ trẻ nắm chắc, hiểu rõ và trân quý các giá trị truyền thống, lịch sử của ngành, từ đó tạo lập, nuôi dưỡng niềm tự hào, tình yêu ngành, yêu nghề và hoài bão, khát vọng vươn lên, tạo động lực phấn đấu cùng toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao./.