• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và những điều tốt đẹp

(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, có hai sự kiện về 2 con người vướng vòng lao lý mà hầu hết dư luận lại mong mỏi họ được vô can.

18/04/2018 09:02
Tài xế Đỗ Văn Tiến. - Ảnh: TPO

Câu chuyện thứ nhất là cô gái 23 tuổi Trần Kim Ngân, người đâm chết kẻ hiếp dâm mình, được tự do sau khi Viện KSND TP Hồ Chí Minh rút kháng nghị tại phiên tòa phúc thẩm.

Ba tháng sau khi quen nhau trên mạng xã hội, Ngân đồng ý gặp mặt Lân. Trong buổi tối đầu tiên gặp mặt, cô bị bạn trai định hiếp dâm. Trong lúc chống cự Ngân đoạt được con dao mà Lân đem theo để uy hiếp tính mạng cô. Để thoát khỏi sự khống chế của Lân, Ngân đã đâm trúng anh ta. Bỏ chạy, thông báo sự việc cho người đi đường về sự việc, Ngân vẫn bị truy tố về tội giết người.

Tại phiên tòa sơ thẩm TAND TP.HCM đã chuyển tội danh từ tội "giết người" thành tội "giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" và tuyên phạt Ngân mức án 9 tháng 12 ngày tù, đúng bằng thời gian cô bị tạm giam. Tuy nhiên, Viện KSND TP.HCM đã kháng nghị theo hướng đổi tội danh từ "giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" sang tội "giết người" với khung hình phạt từ 7-15 năm tù. Tại phiên tòa phúc thẩm Viện KSND TP.HCM đã rút kháng nghị, phiên tòa được đình chỉ.

Thông tin nhanh chóng được lan truyền, và trên mạng xã hội đã có rất nhiều người gửi lời chúc mừng chia vui với Ngân.

Câu chuyện thứ hai là anh tài xế Đỗ Văn Tiến ở Hải Phòng với cú đánh tay lái “xuất thần” cứu mạng hai cô gái ngã xe giữa đường nhưng chính anh lại đứng trước nguy cơ vướng vòng lao lý.

Khi đó, hai cô gái đi xe máy đã va chạm một phương tiện khác, ngã ra làn đường ô tô, ngay trước đầu xe tải do tài xế Tiến điều khiển. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, hành động theo phản xạ, lái xe Tiến cố gắng tránh hai cô gái ngã xe nên chiếc xe tải mà anh điều khiển đã mất lái đâm vào 2 chiếc xe khác đỗ bên đường trước khi lật nghiêng.

Sau vụ việc, những người hảo tâm đã ủng hộ anh số tiền hơn 300 triệu đồng để bồi thường thiệt hai cho chủ nhân 2 chiếc xe, tuy nhiên một trong hai chủ xe đã yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc.

Nhiều ý kiến cho rằng vụ việc của Ngân đã được quy định tại Bộ luật Hình sự về Phòng vệ chính đáng. Còn vụ việc của Tiến được quy định cũng tại Bộ luật này về Tình thế cấp thiết.

Đáng chú ý theo những quy định nêu trên, người phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm pháp luật và người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Ngay khi những câu chuyện nói trên được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, đã có rất nhiều ý kiến bày tỏ sự cảm thông với Ngân và sự ủng hộ với Tiến.

Cả hai sự việc đều xảy ra với diễn biến rất nhanh, một người phải tự bảo vệ nhân phẩm thậm chí là tính mạng của mình trước hành vi tấn công có chủ đích, được chuẩn bị từ trước của người khác, người còn lại, quên cả nguy hiểm của chính bản thân mình, làm tất cả để cứu mạng hai người khác.

Luật pháp đòi hỏi sự tôn trọng tính mạng, sức khỏe và nhân phẩm đồng loại cũng như vì tính mạng sức khỏe của đồng loại, luật pháp cho phép con người có hành động hy sinh những lợi ích nhỏ hơn.

Tất nhiên, vẫn còn những tranh cãi về việc Ngân có chống trả vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay Tiến có gây thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết hay không. Nhưng rõ ràng nếu Ngân không chống trả quyết liệt, cô đã bị xâm hại nhân phẩm và không ai dám chắc sau đó tính mạng cô được bảo đảm khi thủ phạm đã chủ động sử dụng dao uy hiếp cô trước đó. Cũng như vậy nếu lái xe Tiến không có cú đánh tay lái xuất thần chắc chắn tính mạng của hai cô gái khó được bảo toàn.

Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là 2 chế định rất quan trọng thể hiện tính nhân văn trong bất cứ hệ thống pháp luật nào. Nó cho phép con người hành động, trong những tình huống nhất định, bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng. Đó là những con người có hành động tích cực cho đồng loại, cho xã hội. Chính sự cảm thông chia sẻ với Ngân, sự chung tay ủng hộ của cộng đồng với Tiến cũng đã nói lên điều đó.

Ngoài ra, đặt những hành động của 2 người nói trên trong bối cảnh xã hội đang xảy ra khá nhiều những vụ án phức tạp về hiếp dâm và cả những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mới thấy hết ý nghĩa tích cực.

Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Tình thế cấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Quang Lê