• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phụ cấp khu vực khi chuyển lương hưu

(Chinhphu.vn) - Gia đình ông Phạm Quý Tuyến ( thuylam_soncoc@ ...) sống ở tỉnh Điện Biên, trong quá trình công tác bố mẹ ông có đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tại khu vực này. Sau khi nghỉ hưu, bố mẹ ông chuyển về thành phố Hà Nội sống.

10/08/2012 10:33

Ông Tuyến muốn hỏi, trường hợp thay đổi nơi đăng ký thường trú như trên thì bố mẹ ông có được hưởng phụ cấp khu vực như trước đây tại tỉnh Điện Biên không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Tuyến như sau:

Tại Điều 2 Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 4/12/2008 của Chính phủ quy định:

- Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần kể từ ngày 1/1/2007 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng BHXH.

- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 1/1/2007, đang hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú có phụ cấp khu vực được hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng (không điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung) cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.

Mức hưởng trợ cấp một lần

Theo điểm a, khoản 1, Mục II Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/1/2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần kể từ ngày 1/1/2007 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng vào quỹ BHXH.

Mức trợ cấp một lần đối với người nghỉ hưu hoặc hưởng BHXH một lần được tính như sau:

Trong đó:

M: Mức trợ cấp một lần đối với thời gian đóng BHXH có bao gồm phụ cấp khu vực;

Hi: hệ số phụ cấp khu vực i nơi người lao động đóng BHXH. Hệ số phụ cấp khu vực i với 7 mức là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 được quy định tại Phụ lục Mức phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005 của liên Bộ Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính và Ủy ban dân tộc và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Bộ Nội vụ;

Tj: số tháng đóng BHXH vào Quỹ BHXH có bao gồm phụ cấp khu vực hệ số Hi;

15%: tỷ lệ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động;

Lmin: mức lương tối thiểu chung tại tháng bắt đầu hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần.

Mức hưởng phụ cấp khu vực hàng tháng

Theo khoản 2, Mục II Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH quy định mức phụ cấp khu vực thực hiện từ ngày 1/1/2008 trở đi đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 1/1/2007, hiện đang hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú có phụ cấp khu vực như sau:

Nơi đăng ký thường trú có hệ số phụ cấp khu vực

Mức hưởng phụ cấp khu vực thực hiện từ ngày 1/1/2008 trở đi (đồng/tháng)

0,1

54.000

0,2

108.000

0,3

162.000

0,4

216.000

0,5

270.000

0,7

378.000

1,0

540.000

Mức hưởng phụ cấp khu vực này không điều chỉnh khi thay đổi mức lương tối thiểu chung.

Trường hợp thay đổi nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu ở nơi có phụ cấp khu vực thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức tương ứng với hệ số phụ cấp khu vực tại nơi mới đến; nếu nơi mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực.

Phụ cấp khu vực được xác định, chi trả theo nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và được trả cùng thời điểm chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

Trường hợp ông Phạm Quý Tuyến hỏi, nếu bố mẹ ông nghỉ hưu kể từ ngày 1/1/2007 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng vào quỹ BHXH (mà không được hưởng trợ cấp hàng tháng).

Nếu bố mẹ ông Tuyến đã nghỉ việc hưởng lương hưu trước ngày 1/1/2007, hiện đang hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú có phụ cấp khu vực là tỉnh Điện Biên thì khi chuyển về sinh sống, đăng ký thường trú và nhận lương hưu tại thành phố Hà Nội sẽ không được hưởng chế độ này nữa, vì theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT thì thành phố Hà Nội không có trong danh sách hưởng phụ cấp khu vực.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật

Các tin liên quan:

>> Chế độ phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu