• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phụ cấp thâm niên với giáo viên thỉnh giảng

(Chinhphu.vn) - Bà Vũ Thị Cẩm Tú (email: camtu251@...) đề nghị cơ quan chức năng cho biết bà có thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên khi là giáo viên thỉnh giảng tại trường Đại học.

13/09/2012 13:26

Tháng 6/1993, bà Tú được tuyển dụng vào trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh (nay là Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh), giảng dạy môn Văn - Tiếng Việt cho hệ phổ thông cơ sở và kiêm nhiệm công tác thư ký giáo vụ. Bà Tú được xếp ngạch giáo viên trung học chuyên nghiệp (mã ngạch 15.113) và được hưởng phụ cấp giáo viên.

Năm 2008, trường không tuyển sinh hệ phổ thông cơ sở. Từ năm 2009 đến nay, nhà trường lại tuyển sinh hệ này và bà Tú được ký hợp đồng thỉnh giảng.

Vừa qua, khi nhà trường tổ chức xét chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo thì bà Tú không thuộc đối tượng được xét hưởng. Bà Tú hỏi, trường hợp của bà có thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên không và nếu được thì thời gian tính hưởng như thế nào?

Về trường hợp của bà Tú, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, điểm a, b khoản 1 Điều 7 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:

- Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc;

- Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức;

- Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 9 Quy định trên, nhà giáo thỉnh giảng được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thoả thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chế độ tiền công, tiền lương, quyền lợi (kể cả phụ cấp thâm niên nhà giáo - nếu có) của bà Tú khi tham gia thỉnh giảng được thực hiện trên cơ sở thoả thuận đã ghi trong hợp đồng thỉnh giảng giữa bà Tú và cơ sở giáo dục nhận bà Tú làm công tác thỉnh giảng.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông tin phản hồi công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân 

Tin, bài liên quan:

Một năm thực hiện phụ cấp thâm niên nhà giáo ra sao?

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo khi chuyển công tác

Phụ cấp thâm niên với giáo viên kiêm nhiệm

Những câu hỏi về phụ cấp thâm niên nhà giáo

Giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy có được hưởng phụ cấp?

Thời gian nhà giáo đi học được tính hưởng phụ phụ cấp thâm niên

Quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo

Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về phụ cấp thâm niên nhà giáo

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Tháng 2/2012, sẽ có hướng dẫn về phụ cấp thâm niên nhà giáo

 Bộ GDĐT hướng dẫn tính phụ cấp thâm niên nhà giáo

Không ở ngạch giáo viên có được hưởng phụ cấp khi giảng dạy?

Giảng dạy đủ số giờ được xét hưởng phụ cấp thâm niên