• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phụ nữ di cư phải được bảo vệ trong thời đại công nghệ số

(Chinhphu.vn) - Trong đoạn video dài hơn 3 phút, Trưởng Đại diện các tổ chức quốc tế và Đại sứ các nước tại Việt Nam đã truyền tải thông điệp nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và công nghệ để trao quyền cho những người phụ nữ di cư nhằm góp phần đảm bảo bình đẳng giới.

Bài viết Thùy Dung

08/03/2023 10:26

Làn sóng di cư đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới. Có những người tìm kiếm cơ hội mới và cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Những người khác thì bị buộc phải chuyển đi do thiên tai hoặc xung đột. Vấn đề giới là trung tâm của nhiều cuộc thảo luận liên quan đến nguyên nhân và hậu quả của việc di cư, cho dù là bắt buộc, tự nguyện.

Trong quá trình phát triển chung của Việt Nam, di cư cũng là một phần không thể thiếu biểu hiện qua số lượng công dân Việt Nam di cư để làm việc, học tập, kết hôn, đoàn tụ gia đình và các mục đích khác ở cả trong và ngoài nước.

Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam chiếm 55,5% dân số di cư trên cả nước.

Năm 2020, Việt Nam có 3,4 triệu người di cư (chiếm 3,3% tổng dân số), trong đó có 1,71 triệu phụ nữ (chiếm 50,3% tổng số người di cư). Trong khi di cư có thể mang đến cho người phụ nữ cơ hội cải thiện cuộc sống và gia đình thì người phụ nữ di cư cũng phải đối mặt với những thách thức, nhất là trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Với gần 80% phụ nữ trong độ tuổi lao động ở Việt Nam có trình độ thấp hoặc không có trình độ chuyên môn cao, lao động nữ di cư chiếm một tỉ lệ khá lớn.

Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bắt đầu, những tiến bộ về tự động hóa và công nghệ được dự báo sẽ khiến nhu cầu về lao động phổ thông và trình độ thấp suy giảm nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, lao động nữ di cư là một trong những đối tượng chịu tác động lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do chiếm tỉ lệ lớn trong lực lượng lao động trình độ thấp.

Ở một khía cạnh khác, phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ di cư để tìm kiếm việc làm phải đối mặt với rủi ro ngày càng tăng trên không gian mạng. Điều này là do nền tảng trực tuyến đã trở thành một kênh ngày càng phổ biến để tìm kiếm cơ hội việc làm; mặt khác, lợi dụng công nghệ, đối tượng tội phạm mua bán người cũng dễ tiếp cận nạn nhân hơn.

Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ và trẻ em gái không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ thấp đã trở thành mục tiêu của những kẻ buôn lậu và các đối tượng mua bán người có hoạt động tội phạm xuyên quốc gia.

Nhân dịp Ngày 8/3 năm nay, Điều phối viên thường trú LHQ, Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Đại sứ các nước Australia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thụy Điển và Vương quốc Anh cùng lên tiếng nhằm tôn vinh sức mạnh của phụ nữ, trẻ em gái trong quá trình di cư và đưa ra những khuyến nghị để thu hẹp khoảng cách giới về kỹ thuật số trong di cư. Qua đó, tăng cường khả năng phục hồi và khả năng cạnh tranh của người phụ nữ di cư trong thời đại công nghệ số./.

Thùy Dung