Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Đặc biệt, tham gia hội thảo có các chuyên gia quốc tế đến từ Tổ chức Maple Healthcare - chuyên về vật lý trị liệu. Đây là cơ hội để các giảng viên, chuyên gia cùng đội ngũ kỹ thuật viên tương lai trong lĩnh vực phục hồi chức năng (PHCN) được giao lưu và trao đổi học thuật với nhau một cách giá trị nhất.
Tiến sĩ Lê Khánh Điền, Trưởng khoa PHCN Bệnh viện An Bình, thành viên Ban chủ tọa Hội thảo chia sẻ: "PHCN là một trong những lĩnh vực quan trọng trong y khoa, đang trở thành xu hướng trong điều trị chăm sóc sức khỏe, ngày càng phát triển nhanh và toàn diện. PHCN bao gồm vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và trong từng lĩnh vực lại có nhiều kỹ thuật phát triển, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người".
Chủ đề của buổi hội thảo đã cho thấy, lý luận lâm sàng của người điều trị trong PHCN là một hoạt động lấy bệnh nhân làm trung tâm liên quan đến việc thu thập thông tin và suy luận để chẩn đoán chính xác vấn đề của người bệnh. Nó giúp quá trình thăm khám, đánh giá và hồi phục chức năng cho người bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đã trình bày những chủ đề nghiên cứu đa dạng, các bằng chứng nghiên cứu trên người bệnh như "Phương pháp tập luyện với robot exowalk cho bệnh nhân đột quỵ giai đoạn phục hồi sớm", "Bộ đồ nhện trị liệu thần kinh cho trẻ", "Tập luyện kháng lưu lượng máu góc nhìn của vận động trị liệu"... từ đó cập nhật các phương pháp điều trị mới có thể ứng dụng trên lâm sàng.
Theo ThS. Lê Tường Giao, Trưởng Khoa PHCN BV. Nhi Đồng 1, xu hướng PHCN hiện nay điều trị theo nhóm liên chuyên ngành - kết hợp các chuyên ngành điều trị với nhau nhằm mục đích phát triển và điều trị toàn diện cho người bệnh. Đây là một xu hướng tất yếu và đang được áp dụng tại các nước trên thế giới. Chính vì vậy sinh viên ngành PHCN không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn mà còn phải luôn trau dồi kiến thức lâm sàng, kỹ năng tự học từ đó đem lại sự chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.
Theo công bố chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới cứ 3 người thì ít nhất có 1 người gặp phải tình trạng sức khoẻ cần PHCN, từ đó nhu cầu về các nhà chuyên môn của ngành PHCN ngày càng tăng cao, dẫn đến cần có nhiều trường đại học đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành về PHCN.
Đánh giá về nhu cầu nhân lực của ngành PHCN, bà Lê Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam cho biết xã hội ngày càng đánh giá cao tầm quan trọng của PHCN bởi những ích lợi ngành này mang lại. PHCN không chỉ giúp cho đối tượng người bệnh phục hồi sức khoẻ sau điều trị, mà còn giúp lấy lại chức năng cho người khuyết tật, giúp họ hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
Nhu cầu người bệnh cần được PHCN lớn, song theo Bộ Y tế chỉ hơn 40% người tiếp cận PHCN. Hiện cả nước ước tính thiếu hụt khoảng 10.000 kỹ thuật viên PHCN được đào tạo bài bản. Chính vì vậy cơ hội nghề nghiệp cho ngành PHCN là rất cao trong bối cảnh hiện nay.
Trong lĩnh vực PHCN, HIU là đơn vị đào tạo có uy tín cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bệnh viện và là cơ sở đào tạo khối sức khỏe tư nhân duy nhất của cả nước có đào tạo sau đại học chuyên ngành này.
Không những đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc thiết bị thực hành cập nhật các công nghệ mới nhất; HIU còn có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành PHCN như: WP World Physiotherapy (Tổ chức Vật lý trị liệu thế giới), HI Humanity & Inclusion (Tổ chức người khuyết tật quốc tế), VNAH - Vietnam Assistance for the Handicapped (Tổ chức Hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam), USAID : U.S. Agency for International Development (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ), Hội Vật lý trị liệu Việt Nam…
Sinh viên HIU được thực tập thường xuyên tại hệ thống các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế, hệ thống Bệnh viện tư nhân và quốc tế: BV Chỉnh hình và PHCN, BV Y học cổ truyền, BV Nhân dân Gia Định, BV Nguyễn Tri Phương, BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng Thành phố. Theo sự phản hồi từ cơ sở thực hành và bệnh viện, sinh viên HIU nắm rất vững tay nghề và có đạo đức trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong giai đoạn từ 2012 - 2023 đạt tỉ lệ lên đến 100%.
Phương Dung