• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phương thức xét tuyển cần có những cải tiến

(Chinhphu.vn) - Theo TS. Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Sài Gòn, cách xét tuyển năm nay về bản chất là rất tốt và đúng hướng, tuy nhiên, cách thức xét tuyển cần có thêm những cải tiến cho những năm tiếp theo để thuận tiện hơn cho thí sinh.

18/08/2015 17:20

Thí sinh làm hồ sơ tại trường ĐH Công Nghiệp TPHCM. Ảnh: VGP/Nguyên Nguyễn

Đợt 1 xét tuyển kỳ thi ĐH, CĐ sắp kết thúc, nhiều thí sinh và phụ huynh đang tỏ ra mệt mỏi với kiểu xét tuyển mới này. Tuy nhiên, hình thức mới này lại cho phép thí sinh tránh được rủi ro, cũng như tạo thêm nhiều cơ hội, tự do lựa chọn ngành nghề, trường học phù hợp với bản thân…

Về hình thức xét tuyển, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết, cơ chế xét tuyển mới này vừa có ưu điểm và nhược điểm.

Cụ thể, ưu điểm là các thí sinh được quyền lựa chọn nhiều ngành nghề, chọn được trường học phù hợp hơn sau khi đã biết điểm thi; không còn trường hợp thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học như những năm trước…

Tuy nhiên, nhược điểm là thời gian xét tuyển quá dài, gây khó khăn, mệt mỏi cho thí sinh.

“Việc xét tuyển mỗi đợt 20 ngày là quá dài, dễ nảy sinh nhiều rắc rối, theo tôi chỉ nên xét tuyển trong 10 ngày là đủ”, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh nói.

Bên cạnh đó, việc trong mỗi đợt xét tuyển có đến 4 nguyện vọng là quá nhiều, chỉ cần 2-3 nguyện vọng là hợp lý, theo ông Minh, và việc có nhiều nguyện vọng sẽ gây khó khăn cho các em có định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. Trong khi nhiều gia đình chỉ muốn làm sao để con em mình đỗ đại học mà yếu tố đam mê nghề nghiệp bị xem nhẹ…

Tương tự, ông Mỵ Giang Sơn nêu quan điểm: “Xét về bản chất, kết quả thi năm nay tốt hơn những năm trước, thí sinh khi có điểm rồi mới chọn ngành, chọn trường, tránh được rủi ro điểm cao vẫn trượt đại học như những năm trước đây”.

Tuy nhiên, về hình thức, kểu xét tuyển mới này gây lo lắng, khó khăn cho cả trường lẫn thí sinh. “Nguyên do là thời gian xét tuyển quá dài, gây mệt mỏi, tốn kém cho thí sinh; mỗi đợt xét tuyển có quá nhiều nguyện vọng nên gây hiện tượng ảo thí sinh…”, TS. Sơn nói.

Bên cạnh đó, do áp lực tâm lý nên phụ huynh và thí sinh đổ về các trường để nộp hồ sơ nhiều, trong khi thí sinh hoàn toàn có thể nộp qua bưu điện để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

“Theo tôi, cách xét tuyển năm nay về bản chất là rất tốt và đúng hướng, tuy nhiên, cách thức xét tuyển cần có thêm những cải tiến cho những năm tiếp theo để thuận tiện hơn cho trường lẫn thí sinh”, TS. Sơn nhấn mạnh.

Trong khi đó, đại diện một trường ĐH khác tại TPHCM cho biết, cách xét tuyển mới đã giúp phân hóa rõ chất lượng của các trường ĐH. “Trường tốp trên lấy được thí sinh giỏi, trường tốp giữa lấy được học sinh khá, các thí sinh còn lại phải chạy về trường tốp dưới”, vị đại diện này nói.

Nguyên Nguyễn