• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

PMI Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á

(Chinhphu.vn) - Theo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 3 của một loạt quốc gia vừa được Nikkei công bố, chỉ số PMI của Việt Nam là 54,6, vẫn dẫn đầu các nước trong khu vực Đông Nam Á.

04/04/2017 10:55

PMI (một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất) của Việt Nam trong tháng 3 đã tăng từ 54,2 trong tháng 2 lên 54,6 cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của sức khỏe lĩnh vực sản xuất. Chỉ số PMI bình quân của Việt Nam từ năm 2012 đến tháng 3 năm nay là 51,12 và đạt đỉnh 54,8 vào tháng 5 năm 2015. Trong khu vực ASEAN, chỉ số PMI của Việt Nam tiếp tục cao hơn các nước còn lại. Philippines đứng thứ hai với 53,8 điểm.

Chỉ số này trên 50 cho thấy sự tăng trưởng của một nền kinh tế, trong khi dưới 50 cho thấy điều ngược lại.

Nhìn chung, các điều kiện kinh doanh đã được cải thiện ở mức đáng kể nhất kể từ tháng 5/2015. Nhu cầu khách hàng tăng làm số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng khi tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã nhanh hơn và đạt mức cao nhất từ đầu năm.

Với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, các công ty đã tăng sản xuất tháng thứ 5 liên tiếp. Hơn nữa, tốc độ tăng sản lượng sản xuất là nhanh nhất kể từ tháng 5/2015.

Cùng với đó, các doanh nghiệp đã tuyển dụng thêm nhân công để tăng sản xuất trong tháng 3. Số lượng nhân công đã tăng đáng kể, với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9/2016.

Các nhà sản xuất cũng đã đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng bằng cách tăng hoạt động mua hàng, với hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh trong tháng. Điều này đã làm tồn kho hàng mua tiếp tục tăng bởi một số công ty cho biết muốn tăng dự trữ để hỗ trợ tăng sản lượng trong những tháng tới.

Báo cáo cho biết, các nhà sản xuất vẫn rất tự tin rằng sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới, với gần 63% số thành viên nhóm khảo sát dự báo tăng. Những dự báo số lượng đơn đặt hàng mới tăng, cùng với các kế hoạch mở rộng kinh doanh, là nhân tố dẫn đến triển vọng tích cực.

Theo HIS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, dữ liệu PMI tích cực của tháng 3 đã khép lại quý tăng mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi khảo sát bắt đầu vào đầu năm 2011. Hơn nữa, điểm đáng mừng là việc làm đã tăng gần bằng mức kỷ lục bởi các công ty cho rằng khối lượng công việc sẽ tiếp tục tăng. Đại diện công ty này cũng cho rằng ngành sản xuất tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng GDP trong quý đầu và cả năm 2017.

Tại khu vực Đông Nam Á, chỉ số PMI của Thái Lan giảm từ 50,6 xuống 50,2 trong khi của Singapore giảm từ 51 xuống 50,9. Trong khi đó, Philippines, Myanmar, Malaysia và Indonesia đều ghi nhận sự tăng trưởng của chỉ số này với Myanmar có tốc độ tăng cao nhất, từ 51,9 lên 53,1.

T. Minh