• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quản lý bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình

(Chinhphu.vn) - Hệ thống sông Hồng-Thái Bình, mặc dù có 4 hồ chứa lớn và nhiều công trình thủy lợi điều hòa nguồn nước khác nhưng tình trạng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước vẫn diễn ra, nguy cơ lũ lụt vẫn có thể xảy ra, việc duy trì dòng chảy tối thiểu, giảm thiểu ô nhiễm và xâm nhập mặn chưa được giải quyết triệt để.

19/11/2015 18:51
Ngày 19/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Quy hoạch thủy lợi, Đại học Bách khoa Milan (Polimi) tổ chức hội thảo Dự án quản lý bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu (IMRR).

Dự án do Viện Quy hoạch thủy lợi và Đại học Bách khoa Milan, tổ chức tiên phong trong lĩnh vực quy hoạch  và quản lý nguồn nước với kinh nghiệm và công cụ tối ưu tiên tiến, nghiên cứu sau hơn 3 năm sẽ giải quyết đồng thời các mục tiêu cấp nước, chống lũ, phát điện, đảm bảo giao thông thủy và môi trường hạ du.

Phương pháp luận và công nghệ tiên tiến này được đánh giá rất phù hợp và cần thiết để giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong các mục  tiêu sử dụng nước ở lưu vực sông Hồng-Thái Bình, khi mà những mâu thuẫn này có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai gần dưới sức ép của nhiều yếu tố trong đó có biến đổi khí hậu.

Các phương án thiết kế nhằm cải thiện vận hành hệ thống 4 hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang có thể giảm 10-33% lượng thiếu hụt điện, 70% thiệt hại do lũ và 93% thiếu hụt nước cấp trên vùng đồng bằng.

Hệ thống được vận hành chủ yếu cho phát điện, cấp nước cho hệ thống tưới lớn vùng đồng bằng sông Hồng và giảm thiểu lũ đe dọa Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, quá trình vận chuyển bùn cát ảnh hưởng đến khả năng ổn định của đáy sông và tạo ra sự xói đáy sông.
Đỗ Hương