• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quản lý đấu thầu mua sắm công theo chuẩn quốc tế

(Chinhphu.vn) - Theo Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng giá trị thực hiện đấu thầu mua sắm công của Việt Nam trong năm 2010 lên tới 14,78 tỷ USD.

27/03/2012 14:09

Ảnh: Chinhphu.vn

Trong đó có 82% là mua sắm hàng hóa, 14% là tư vấn và 4% là xây lắp. Đáng chú ý, có 453 gói thầu với tổng giá gói thầu là 77.863 tỷ đồng áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế.

Tuy nhiên, các ý kiến tại Hội nghị Hợp tác mua sắm công Việt Nam - Hàn Quốc, do Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức ngày 27/3, tại Hà Nội, cho rằng hiệu quả quá trình mua sắm công ở Việt Nam còn cần phải cải thiện theo hướng áp dụng rộng rãi hơn các kinh nghiệm và thông lệ quốc tế.

Trong đó, việc xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử, tăng cường tính minh bạch trong mua sắm công sẽ góp phần tạo điều kiện giúp doanh nghiệp của Việt Nam và Hàn Quốc tham gia mạnh hơn vào thị trường mua sắm công của 2 nước.

Theo ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong đấu thầu mua sắm công đã có thành công nhất định.

Cụ thể, dự án Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam về triển khai thí điểm đấu thầu mua sắm công qua mạng có 4 hợp phần là: đấu thầu qua mạng; mua sắm qua mạng; ký hợp đồng qua mạng; thanh toán qua mạng.

Và trong 2 năm, Cục Quản lý Đấu thầu đã tổ chức đấu thầu thành công hơn 60 gói thầu qua mạng, từ đó, có cơ sở để xây dựng dự án lớn hơn, nhân rộng quy mô đấu thầu qua mạng. Sắp tới, sau khi triển khai xong đấu thầu qua mạng, Cục Quản lý Đấu thầu sẽ chuyển sang phần mua sắm qua mạng.

Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển hoạt động đấu thầu mua sắm công, ông Min Hyung Jong, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Mua sắm công của Hàn Quốc (PPS), năm 2011, cho biết cơ quan này đã cấp phép cho các hợp đồng mua sắm công của Chính phủ Hàn Quốc với giá trị khoảng 47 tỷ USD.

Hiện trên hệ thống của PPS đang có khoảng 220.000 doanh nghiệp đăng ký đấu thầu các dự án mua sắm công của Chính phủ Hàn Quốc, trong đó, khoảng 2,5% là các nhà cung cấp nước ngoài và 0,13% là các doanh nghiệp đăng ký trực tiếp.

Theo ông Kim Eung Geol, Ban hợp tác quốc tế Hàn Quốc, khó khăn nhất trong xúc tiến thị trường đầu thầu mua sắm công là sự tin cậy. Thực tế, ngay từ cách đây khoảng 10 năm trước, Hàn Quốc đã bắt đầu có hệ thống quản lý các doanh nghiệp đấu thầu xuất sắc, thông qua đó có thể xem được thông tin cũng như tín dụng của nhà cung cấp đó.

Vì vậy, việc lên được danh sách các nhà cung cấp hàng hóa cũng như nhà thầu xây dựng có uy tín sẽ giúp chính các chủ đầu tư Việt Nam biết được năng lực thực sự của các nhà thầu, từ đó, lựa chọn danh sách ngắn để đấu thầu. Đồng thời cũng giúp nhà thầu quốc tế liên danh với nhà thầu trong nước biết được đâu là nhà thầu đáng tin cậy.

 Huy Thắng