• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quản lý kiến trúc đô thị theo từng ô phố, tuyến phố

(Website Chính phủ) - Ngày 10/9, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 08/2007/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị (KTĐT) cho khu vực nội thành, nội thị, các khu vực cửa ngõ, khu vực đặc thù của các đô thị từ loại đặc biệt đến đô thị loại 5 (thị trấn).

13/09/2007 09:10
Ảnh minh họa
Thông tư quy định, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị được chia làm 2 cấp: I và II.
Quy chế quản lý KTĐT cấp I quy định về quản lý KTĐT cho toàn thành phố, đưa ra các yêu cầu quy định quản lý KTĐT cho từng khu vực kiểm soát phát triển (khu bảo vệ tôn tạo, khu cải tạo chỉnh trang, khu vực xây dựng mới, khu phát triển mở rộng) và các khu đặc thù trong đô thị.

Trong đó, quản lý KTĐT cho từng phân vùng kiểm soát phát triển cần quy định rõ: vị trí; quy mô; phạm vi ranh giới; các quy định về kiến trúc quy hoạch, về hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, san nền, thoát nước, cấp nước, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, quy định về quảng cáo, bảo vệ cảnh quan...). Đối với các khu vực đặc thù, cần quy định về phạm vi ranh giới, diện tích đất, các yêu cầu chính về kiến trúc quy hoạch... 

Quy chế quản lý KTĐT cấp II được lập cho các đơn vị hành chính quận, thị xã, thị trấn. Đối với các đô thị loại I trở lên và các đô thị trực thuộc Trung ương (đã lập Quy chế cấp I), quy chế quản lý KTĐT cấp II cụ thể hóa các quy định về quản lý KTĐT cấp I của toàn thành phố cho từng quận thông qua việc giới thiệu, phân tích khái quát những nét chính của từng quận, đưa ra các yêu cầu quy định về quản lý KTĐT cho từng phường, từng đường phố, ô phố. Cụ thể, đối với từng đường phố, quy định về khoảng lùi của công trình, các phần đua ra ngoài công trình, thống nhất độ nhô và chiều cao của các ban công, ô văng của những dãy nhà liền kề trên từng đoạn phố, chiều cao công trình, kích thước lô đất, một số khuyến cáo về hình thức kiến trúc công trình.... Đối với các tuyến phố mới mở hoặc sắp mở cần phải có nghiên cứu trước về quy định cụ thể kiến trúc cảnh quan hai bên đường.

Thông tư cũng nêu rõ, khi xây dựng quy chế quản lý đô thị ở những khu đặc thù, cơ quan soạn thảo cần phải lấy ý kiến các hội chuyên môn nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân sống trong khu vực.

Phương Lan