• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quản lý vùng ven biển, mỗi nơi hiểu một cách

Từ năm 2007- 2010 Chính phủ đầu tư 100 tỉ đồng để giúp các tỉnh, thành ven biển có nguồn vốn thực hiện chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICAM) nhưng hầu như các tỉnh thành không làm được, không giải ngân được. Nguyên nhân là do mỗi tỉnh thành hiểu khái niệm ICAM theo mỗi cách khác nhau.

28/11/2011 14:42

Bên lề Hội thảo Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICAM) do Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GTZ) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP.HCM ngày 24-11, ông Nguyễn Chu Hồi, Tổng cục phó Tổng Cục Quản lý biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có ý kiến xung quanh vấn đề này.

Trong phần đầu hội thảo đã có nhiều đại biểu đưa ra tranh luận ICAM là gì, vì hiện mỗi địa phương, mỗi cơ quan chức năng lại hiểu theo một kiểu khác nhau khiến vấn đề chẳng giải quyết được. Theo ông Hồi: Sau một thời gian phụ trách về vấn đề này, tôi thấy hiện đang có một bất cập là mỗi địa phương hiểu và làm theo ICAM khá khác nhau. Cụ thể, nếu ở Sóc Trăng hiểu ICAM là trồng rừng ngập mặn, làm đê bao, làm sạch vùng biển.... nhưng nếu đem khái niện này áp dụng ở Đà Nẵng lại không được vì chuyện làm sạch vùng biển phải do người dân tự làm chứ không đưa vào chương trình ICAM.

Với lại đây là một khái niệm còn mới nên tùy theo từng điều kiện thực tế của địa phương mà chính quyền, người dân có cách hiểu khác nhau cũng dễ hiểu.

Nguyên nhân chính vẫn do thiếu nguồn nhân lực và năng lực am hiểu về ICAM, thiếu cơ chế tài chính bền vững cho kế hoạch triển khai ICAM ở cấp trung ương và địa phương.

Ngay cả Bộ Tài chính cũng hiểu theo một nghĩa khác, nghĩa là Bộ Tài chính chỉ chấp nhận chi tiền khi nhìn thấy kết quả thực hiện nên nhiều tỉnh thành không làm được.

Bên cạnh đó, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng tại địa phương vào quản lý tổng hợp vùng ven biển chưa rõ ràng. Còn chương trình tập huấn và đào tạo về ICAM còn hạn chế, trong khi kỹ năng của cán bộ các cơ quan chịu trách nhiệm về ICAM ở cấp trung ương và địa phương vẫn còn yếu.

Dĩ nhiên, những vấn đề này không thể giải quyết một sớm một chiều nên 100 tỉ đồng mà chính phủ đồng ý cho các địa phương thực hiện trong 3 năm từ 2007-2010 thì hầu như các tỉnh thành không triển khai được những dự án cụ thể.

Do những khó khăn mà tôi nói ở trên nên nguồn vốn không giải ngân được, vì thế, thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho từng địa phương để hiểu thế nào là quản lý tổng hợp vùng ven biển cho trên 28 tỉnh duyên hải.

Một trong những ưu tiên trong thời gian tới là phải thiết lập cho được hệ thống quản lý xuyên suốt từ trên xuống từng địa phương, trong đó Tổng cục Quản lý biển và hải đảo có nhiệm vụ điều hành chung, thống nhất tất cả kế hoạch làm việc theo một cơ cấu gồm ban điều hành, văn phòng và đơn vị kỹ thuật.

Một điều nữa mà tôi xin nói ở đây là từ tháng 5-2009 chúng ta có Nghị định số 25/2009/ND-CP về quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo song những vấn đề về ICAM vẫn chưa được giải quyết một cách cụ thể.

Hiện Luật Biển và Luật Tài nguyên biển và Môi trường đang trong quá trình soạn thảo. Đây sẽ là những văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào ICAM và cùng với luật về quản lý tổng hợp vùng duyên hải cũng đang trong quá trình thảo luận sẽ giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề bất cập đã nói ở trên.

Ngoài ra, chúng ta sẽ tận dụng những gói tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Cơ quan Quốc gia về đại dương và khí quyển (NOAA) của Hoa Kỳ, Tổ chức Hợp tác phát triển của Đức(GIZ), Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF), Cải thiện sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu – vùng ven biển Đông Nam Á (BCR)…để triển khai những chương trình của ICAM trong những năm tới một cách hiệu quả hơn.

TBKT