• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quân Mỹ và Anh cuốn cờ rút khỏi Afghanistan

(Chinhphu.vn) - Đơn vị lính thủy đánh bộ cuối cùng của Mỹ và các binh sỹ chiến đấu còn lại của Anh ở Afghanistan đã chính thức chấm dứt các hoạt động trong bối cảnh họ chuẩn bị rời khỏi quốc gia Trung Á này, đồng thời chuyển giao quyền kiểm soát một căn cứ quân sự lớn cho quân đội Afghanistan.

27/10/2014 13:58
Cờ Mỹ được hạ xuống trong buổi lễ bàn giao ngày 26/10 tại Helmand, Afghanistan - Ảnh: Reuters

Ngày 26/10, tại Trại Leatherneck (Mỹ) và Trại Bastion (Anh), hai căn cứ quân sự nằm cạnh nhau tại tỉnh Helmand của Afghanistan, các binh sĩ đã hạ cờ Anh, Mỹ và gấp chúng lại sau 13 năm lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu can thiệp quân sự vào nước này để lật đổ chế độ Hồi giáo cực đoan Taliban.

Theo kế hoạch, sau khi quân Mỹ rút đi, Quân đoàn 215 của quân đội quốc gia Afghanistan sẽ tiếp quản căn cứ Leatherneck rộng hơn 2600 ha này. Trại Leatherneck kết hợp cùng trại Bastion trở thành trụ sở đầu não của quân liên minh tại khu vực tây nam Afghanistan, từng là nơi cư trú cho khoảng 40.000 nhân viên quân sự và các nhà thầu dân sự. Nay hai trại này được trao trả cho chính quyền sở tại. Mỹ rút quân về, để lại khoảng 230 triệu USD tài sản và thiết bị cho quân đội Afghanistan. Như vậy, hầu như sẽ không còn sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại tỉnh Helmand.

Tỉnh Helmand, từng là nơi sản xuất 80-90% lượng thuốc phiện tạo ra nguồn tài chính cho Taliban, đã chứng kiến nhiều cuộc giao tranh ác liệt trong năm 2014 giữa Taliban và lực lượng liên quân cùng cảnh sát, quân đội Afghanistan. Những vụ giao tranh ác liệt này dấy lên làn sóng quan ngại liệu rằng lực lượng Afghanistan có đủ khả năng chống lại Taliban sau khi lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu rút hết khỏi nước này vào cuối năm 2014.

Có 2210 binh lính Mỹ và 453 lính Anh đã hy sinh tại Afghanistan kể từ năm 2001 khi liên quân do Mỹ dẫn đầu lật đổ chính quyền Taliban vì đã dung túng al Qaeda, nhóm thực hiện vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ. Sau đó, Liên quân được NATO dẫn đắt từ năm 2003, có thêm sự tham gia của lực lượng các nước Đức, Italy, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong giai đoạn cao trào của cuộc chiến hồi năm 2009, có khoảng 10.000 lính Anh đóng ở Trại Bastion.

Cuộc chiến với tàn tích còn lại của Taliban được chuyển sang cho quân đội và cảnh sát Afghanistan. Mỹ và NATO sẽ duy trì một lực lượng nhỏ tại đây nhưng chủ yếu là các cố vấn và chuyên gia huấn luyện.

Ngày 26/10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Afghanistan hoan nghênh việc các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ và binh sĩ Anh chính thức chấm dứt sứ mệnh chiến đấu tại Afghanistan. “Chúng tôi hoan nghênh hành động này, từ nay chúng tôi sẽ tự đảm bảo an ninh. Lực lượng an ninh Afghanistan đã chỉ huy các chiến dịch trên bộ chống phiến quân từ 2 năm nay”.

Phí tổn chiến tranh là động lực chính khiến các giới chức chức Mỹ muốn rút quân từ năm 2011. Tháng 3/2011, Ủy ban nghiên cứu của Quốc hội Mỹ báo cáo: Phí tổn của Mỹ cho chiến tranh ở Afghanistan ước lượng khoảng 467 tỷ USD. Việc rút quân khỏi Afghanistan là mang tính bắt buộc trong bối cảnh ngân sách quân sự Mỹ cho năm 2013-2013 chỉ còn 518 tỷ USD, tức giảm tới 46 tỷ USD so với ngân sách năm trước đó.

Có một động lực nữa không kém phần quan trọng là Tổng thống Obama không muốn tiếp tục đầu tư vào cuộc chiến kéo dài, tốn kém và ngày càng không được ủng hộ về chính trị tại Afghanistan, cũng như khu vực đầy bất ổn và bạo lực Trung Đông.

Cuộc chiến tranh Afghanistan bắt đầu từ ngày 7/10/2001 do Mỹ, Anh và Liên quân Bắc phương Afghanistan phối hợp để phá hủy tổ chức al-Qaeda và lật đổ chế độ Taliban.

Nguyễn Chiến