• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Bình: Cần có giải pháp ngăn chặn thảm họa cát bay, cát chảy

Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiệu ở thông Tân Hải, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quang Bình) phải bỏ hoang do cát bay tràn vào nhà. Ảnh: Theo Nhân dân

13/05/2011 14:29
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết từ năm 2000 lại nay trên địa bàn một số xã thuộc các huyện: Quảng Ninh, Lệ Thủy (Quảng Bình) đã xuất hiện tình trạng cát bay, cát chảy gây ảnh hương nghiêm trọng đến đời sống của hàng trăm hộ dân. Do phải gánh chịu tình trạng cát bay vào nhà, lấp ruộng, vườn nên nhiều hộ dân không thể sản xuất nông nghiệp được đành phải di dời đến nơi ở mới, bỏ lại nhiều diện tích đất. Tuy nhiên, để hạn chế cũng như khắc phục hiện tượng nói trên, đến nay chính quyền sở tại vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào.
Điển hình như xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh trong vòng 5 năm trở lại đây hầu hết 5 thôn trong xã là Tân Hải, Cừa Thôn, Xuân Hải, Hiển Trung và Tân Định cứ đến mùa mưa bão thì nạn cát bay lại hoành hành. Cát bay mờ mịt, phủ lấp nhiều sân, vườn, tràn cả vào nhà với chiều dài gần 10 km chiều rộng trên 200m. Trước tình trạng trên nhiều hộ gia đình không chịu nổi đành phải di chuyển đến nơi ở mới. Trong số 5 thôn của xã Hải Ninh đến nay đã có trên 26 hộ dân phải bỏ nhà di chuyển đến nơi ở mới và hiện vẫn còn hàng chục hộ dân khác sống sát biển cũng đang phải chịu cảnh sống chung với nạn cát bay, cát chảy. Cùng với đó là hệ thống giao thông liên thôn của xã cũng bị cát lấp gây khó khăn cho việc đi lại của ngư dân.
Bên cạnh việc cát bay, cát chảy, hàng năm người dân xã Hải Ninh phải đương đầu với tình trạng sạt lở do biển xâm thực. Vào mùa mưa lũ, biển lấn sâu vào đất liền hàng chục mét. Nhiều đoạn đường, cống thoát nước bị sóng đánh sập. Không thể “sống chung” với tình trạng nêu trên rất nhiều hộ dân đành phải di dời đến nơi ở mới, khiến nhiều diện tích đất nơi đây bị bỏ hoang hóa không thể phát triển được kinh tế.
Ông Lê Văn Diên - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh cho biết: vừa qua đơn vị cũng đã phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi kiểm tra đển tìm biện pháp xử lý triệt để vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có giải pháp thiết thực nào có thể hạn chế được tình trạng nêu trên. Bởi thời tiết ở đây ngày một khắc nghiệt lại có nhiều biến đổi thất thường, muốn chống được nạn cát bay phải trồng cây gây rừng nhưng không có một loại cây nào có thể sống tốt phù hợp được trên đất này. Một số loại cây như: Hoa muống biển, cây dứa dại, cây bạc đầu...có thể trồng để giữ cát, chống cát bay, cát chảy, nhưng xem ra rất khó và đây chỉ là biện pháp tạm thời cho việc “gây rừng” để chống nạn cát bay, cát chảy như hiện nay.
Phan Đình Quân