• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Bình cần đón đầu xu hướng du lịch mới

Chinhphu.vn) - Tỉnh Quảng Bình cần nhận diện đúng những tiềm năng nổi bật, khác biệt để định hướng quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch, đón đầu xu hướng du lịch mới, theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững.

02/12/2022 17:38
Quảng Bình: Xây dựng hạ tầng đồng bộ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Chiều 2/12 tại TP. Đồng Hới, Báo Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo "Quảng Bình: Xúc tiến đầu tư du lịch – Động lực phát triển ngành kinh tế mũi nhọn" nhằm tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp trong thu hút đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thực hiện các hoạt động du lịch trong thời gian tới.

Theo Sở Du lịch tỉnh, Quảng Bình sở hữu những điểm đến thiên nhiên mà không nơi nào ở Việt Nam có được, đó là "vương quốc hang động" với hệ thống hang động lớn nhỏ được hình thành cách đây hàng triệu năm; là một trong những thiên đường nghỉ dưỡng biển. 

Bên cạnh đó, địa phương cũng có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo và phong phú như lễ hội đua thuyền, lễ hội cầu ngư, lễ hội đập trống, lễ hội rằm tháng Ba và nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa bản địa…

Quảng Bình: Xây dựng hạ tầng đồng bộ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - Ảnh 2.

Quảng Bình là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế khác biệt

Trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, tỉnh Quảng Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch mạo hiểm của châu Á; "thiên đường" khám phá và trải nghiệm, một trong những điểm đến thu hút du khách hàng đầu của Đông Nam Á; là điểm đến nghỉ dưỡng và giải trí thể thao đẳng cấp tại Việt Nam. Đồng thời, phát triển du lịch bền vững gắn với lợi ích cộng đồng. Mục tiêu cụ thể mà Quảng Bình hướng đến là đón 8 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030.

Ông Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, trong thời gian qua, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực, đa dạng các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. 

Chỉ tính riêng từ năm 2021 đến nay, có khoảng 20 dự án đầu tư từ nguồn xã hội hóa thuộc lĩnh vực du lịch được chấp thuận đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng thực hiện đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng, dịch vụ, vui chơi giải trí, góp phần phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn. 

Tuy nhiên, du lịch vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, chưa phát triển thực sự tương xứng với tiềm năng; sản phẩm du lịch còn ít, hạ tầng kỹ thuật chưa thực sự đồng bộ, cơ sở lưu trú cao cấp còn ít;… 

Do đó để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần huy động sức mạnh từ các doanh nghiệp cũng như toàn thể xã hội với các chính sách kiến tạo của chính quyền.

Quảng Bình: Xây dựng hạ tầng đồng bộ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - Ảnh 3.

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phát biểu tại hội thảo - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Sớm ban hành những cơ chế ưu đãi; xây dựng hệ thống "hạ tầng xanh"

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ VHTT&DL cho biết, sau dịch bệnh, xu hướng du lịch có nhiều thay đổi theo hướng du lịch xanh, du lịch trải nghiệm, du lịch sức khỏe - nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, khách du lịch có xu hướng thích đi tự túc, đi theo nhóm nhỏ là gia đình, bạn bè và tự đặt dịch vụ. Yêu cầu về tăng tính trải nghiệm cá nhân hóa, nhu cầu trải nghiệm "một điểm đến đa dịch vụ" tăng cao.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, để thu hút đầu tư du lịch hiệu quả, tỉnh Quảng Bình cần xây dựng, sớm ban hành những cơ chế ưu đãi khuyến khích hơn dành cho các dự án đầu tư du lịch; có cơ chế hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái để nâng cao sinh kế; công khai các chính sách thu hút đầu tư chung và riêng, danh mục thu hút đầu tư du lịch; dành nguồn lực để nâng cấp, hoàn thiện tính kết nối hạ tầng giao thông; tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch thông qua các chương trình kết nối, gặp gỡ…

Còn theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Quảng Bình phải nhận diện đúng những tiềm năng nổi bật, khác biệt để định hướng quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch xứng tầm; địa phương phải đón đầu xu hướng du lịch mới, hướng về thiên nhiên, phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững. 

Trước hết phải tập trung xây dựng hệ thống "hạ tầng xanh", lấy môi trường làm trung tâm, hạ tầng thân thiện với môi trường; sản phẩm và dịch vụ du lịch được đầu tư xây dựng phải giữ được vẻ hoang sơ của tự nhiên, tạo điểm nhấn khác biệt riêng.

Quảng Bình: Xây dựng hạ tầng đồng bộ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn - Ảnh 4.

TS. Trần Du Lịch cho rằng địa phương cần thu hút dòng vốn đầu tư có chất lượng - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Thu hút những nguồn đầu tư chất lượng

TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế cho rằng, sự phát triển nhanh của du lịch không chỉ tạo sức ép đối với cơ sở hạ tầng lưu trú mà còn tạo ra rủi ro quá tải về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đây là vấn đề đặt ra đối với Quảng Bình về bài toán phải xử lý khi phát triển nóng về du lịch.

Để giải bài toán này, tỉnh Quảng Bình cần thu hút dòng vốn đầu tư có chất lượng; cần có những nhà đầu tư tiên phong – những con sếu đầu đàn. Lưu ý, chỉ giao đất cho nhà đầu tư có quy hoạch mang ý tưởng chiến lược, giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất, tránh việc cắt xén, quy mô nhỏ; tránh tình trạng cấp phép ồ ạt. 

"Phải có hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ, xem giao thông như là mạch máu của cơ thể, xây dựng hoàn thiện hạ tầng giao thông, để tạo ra sự đột phá. Trong đó chú trọng về liên kết không gian, kết nối hạ tầng liên vùng. Chủ động xúc tiến du lịch với các địa phương lân cận trong vùng là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và trung tâm phân phối khách ở miền Trung là Đà Nẵng", TS. Trần Du Lịch đề xuất.

"Tỉnh Quảng Bình cần xem xét, điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải gắn với phát triển du lịch. Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Đồng Hới, có tính đến quy hoạch đô thị sân bay; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới khu du lịch, điểm du lịch. 

Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú; điều chỉnh quy hoạch, phát triển thêm các điểm, vùng du lịch sinh thái; xác định những cụm tuyến di sản văn hóa tiêu biểu có khả năng đưa vào khai thác du lịch để tập trung nguồn lực đầu tư cho việc cải tạo, bảo tồn và gắn với phát triển du lịch", KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Đô thị Việt Nam cho hay.

Tổng lượng khách du lịch đến Quảng Bình năm 2022 ước đạt khoảng 2.010.720 lượt khách, gấp 3,53 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 100,5% so với kế hoạch năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 2.312,3 tỷ đồng, gấp 3,53 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 102,8% so với kế hoạch năm 2022.

Lưu Hương