• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Bình: Cửa biển bị cát bồi lấp, ngư dân khốn đốn vì tàu mắc cạn

Cửa biển sông Roòn (Quảng Trạch, Quảng Bình) là nơi ra vào neo đậu và tránh bão cho hơn 520 loại tàu thuyền của ngư dân các xã Cảnh Dương, Quảng Phú, Quảng Đông, Quảng Xuân…Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, khu vực lạch ra vào cửa biển đã dần bị cát bồi lấp gây khó khăn cho việc ra vào của tàu thuyền. Đặc biệt, thời gian qua đã có hàng chục vụ mắc cạn, lật tàu khiến ngư dân khốn đốn mỗi lúc qua lạch. Giờ đây, những ngư dân vùng cát chỉ còn biết cẩn thận mỗi khi lách cửa biển và mong muốn được nạo vét luồng lạch để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

13/12/2010 15:20
Cửa biển sông Roòn nằm giáp ranh giữa hai xã Quảng Phú và Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, cửa biển rộng khoảng 100m. Những năm trước, các loại tàu có công suất đến 400CV đều dễ dàng ra vào cửa mà không gặp phải bất cứ khó khăn gì. Nhưng đến nay, tàu có công suất khoảng 90CV đã rất khó khăn khi ra vào. Hiện nay, tại của biển cát đang từng ngày bồi đắp tạo nên những doi cát khéo dài vài chục mét khiến cửa biển ngày càng hẹp lại. Ông Phạm Quốc Hồng, Phó chủ tịch hội ngư dân xã Cảnh Dương cho biết: Từ 2 năm nay, hiện tượng cát bồi đã và đang làm mất đi cửa biển, nhiều tàu của ngư dân khi ra vào đều bị mắc cạn khiến chủ tàu thiệt hại hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, có khi còn trắng tay.
Từ năm 2009, cát bồi nhiều nên xuất hiện doi cát nhô lên giữa cửa biển, khi thủy triều xuống có nơi chỉ sâu đến 2m. Tàu muốn vào hoặc ra đều phải cẩn thận quan sát và lách qua các doi cát mới có thể lọt qua được. Nhưng đối với những tàu có công suất trên 90CV thì tỷ lệ mắc cạn là rất cao. Chủ tàu Nguyễn Minh Tuấn, xã Cảnh Dương cho biết: ngày 5/10 vừa qua, tàu của tôi có công suất 300CV trên đường ra cửa biển để đi đánh bắt thì bị mắc cạn ngay giữa lạch, bị sóng đánh vào, xông nghiêng và lật tàu. Các thiết bị trên tàu bị hư hỏng nặng, máy móc bị hỏng gây thiệt hại gần 400 triệu đồng. Không những bị hỏng tàu mà các chuyến đánh bắt trong mùa cũng không thực hiện được.
Theo thống kê của Trạm kiểm soát Biên phòng Roòn, từ đầu năm đến nay đã có gần 100 tàu thuyền lớn nhỏ bị mắc cạn hoặc va chạm vào nhau khi ra vào cửa biển vì luồng lạch quá hẹp. Đặc biệt, chỉ trong vòng 4 tháng trở lại đây đã có hơn 10 tàu có công suất trên 90 CV bị mắc cạn và gây lật tàu. Trường hợp tàu số hiệu QB 93064 của anh Nguyễn Tuấn Anh, xã Cảnh Dương bị mắc cạn khi đã no cá sau chuyến đánh bắt dài ngày, nhưng khi vào cửa biển đã bị mắc kẹt khiến các sản phẩm đánh bắt được bị hư hại, bị nước cuốn trôi, tàu hư hỏng nặng, thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Hay trong đợt lũ lụt tháng 10/2010 vừa qua, tàu QB 93089 của anh Nguyễn Văn Tuệ, xã Quảng Xuân khi vào của biển để tránh bão những do nước cạn nên không thể vào được. Khi tàu trên đường quay ra neo trú tại cảng Hòn La thì bị gặp nạn và chìm tàu, rất may không có thiệt hại về người.
Theo Trạm phó Trạm kiểm soát Biên phòng Roòn Dương Thành Công, bình thường tàu thuyền ra vào đã khó, nếu khi sóng to, gió lớn tàu thuyền càng dễ bị lật nhưng nếu không vào thì không biết neo đậu ở đâu. Đáng ngại nhất là tàu thuyền nào bị mắc cạn ở cửa biển thì tàu thuyền khác sẽ không thể vượt qua để vào bến được.
Hàng ngày, trung bình có khoảng 100 lượt tàu thuyền ra vào cửa biển sông Roòn để bán hàng đã đánh bắt được hoặc đi mua lương thực, thực phẩm, đá lạnh và nhiên liệu…để ra khơi. Và sau vài ngày lại thấy có tàu thuyền bị mắc cạn. Chính sự bồi lấp đã và đang diễn ra trên của biển này làm ảnh hưởng rất lớn đến luồng lạch và công việc làm ăn của bà con ngư dân.
Nguyễn Đức Thọ