• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Bình: Ngăn chặn thảm họa cát bay, cát chảy

Tỉnh Quảng Bình có bốn huyện và một thành phố ven biển với chiều dài bờ biển hơn 116 km. Những năm qua, vùng bãi ngang dọc bờ biển của tỉnh thường xuyên xảy ra tình trạng cát bay, cát chảy làm bồi lấp nhà cửa, ruộng vườn của người dân...

01/04/2011 14:16
Dọc vùng bãi ngang hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy (Quảng Bình), nạn cát bay, cát chảy đã diễn ra nhiều năm nay. Theo người dân địa phương, khoảng năm, bảy năm gần đây, diễn biến thời tiết bất thường, nhiều núi cát hình thành tự phát gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Trong nhà, cát bay rào rào đến mức không thể mở được cửa; ngoài đồng, cát chảy lấp phủ kín chân ruộng, sau mỗi mùa mưa phải bới cát lên mới lấy lại được ruộng.
Theo thống kê của UBND xã Hải Ninh, hiện toàn xã có hơn 100 ha đồi cát ven biển không có cây chắn gió. Kéo theo là nạn cát bay, cát chảy và sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhiều hộ dân ở các thôn dọc biển như Tân Hải, Tân Định, Xuân Hải. Vào mùa mưa bão, cát bay mờ mịt, phủ lấp nhiều sân, vườn, tràn cả vào nhà. Đã có 30 gia đình phải bỏ nhà di chuyển đến nơi ở mới và hiện còn gần 100 hộ khác ở sát biển cũng đang phải chịu cảnh sống chung với nạn cát bay, cát chảy. Nhiều con đường liên thôn bị cát lấp gây khó khăn cho việc đi lại của ngư dân.
Không chỉ cát bay, cát chảy, hằng năm người dân xã Hải Ninh phải đương đầu với tình trạng sạt lở do biển xâm thực. Vào mùa mưa lũ, biển lấn sâu vào đất liền hàng chục mét. Nhiều đoạn đường, cống thoát nước bị sóng đánh sập. Mới đây, 10 hộ dân ở các thôn Tân Hải, Xuân Hải phải di dời ra khỏi khu vực bị sạt lở. Xã Hải Ninh đã nhiều lần tổ chức cho dân dùng bao cát, đóng cọc gia cố để bảo vệ khu dân cư trước sự xâm thực của biển nhưng xem ra chỉ là tạm thời. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hải Ninh, Phạm Văn Liệu thì trồng rừng phòng hộ cho 100 ha đồi cát cần đến 500 triệu đồng để mua cây giống. Số tiền này vượt quá khả năng của một xã vùng biển bãi ngang như Hải Ninh, do vậy địa phương rất cần hỗ trợ để trồng rừng, góp phần phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
Mấy năm nay, năm nào cũng thế, cứ hết mùa mưa là người dân thôn Mốc Định, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy phải trằn lưng bới cát để tìm lại ruộng. Hôm chúng tôi đến, nước khe đang chảy mạnh, cát trắng theo dòng nước tràn vào ruộng. Những hạt cát trắng nhỏ li ti ấy mà sức công phá thật ghê gớm, gây hậu quả thật khôn lường. Cát lấn ruộng, lấn vườn từng ngày. Cát phủ dày, chẳng có thứ cây nào mọc nổi ngoài xương rồng.
Ở vùng cát, chỉ cần mưa với cường độ nhỏ cũng khiến những tuyến khe suối này bỗng dưng đầy ắp nước và chảy với lưu tốc lớn. Nhiều tuyến đường cứng hóa, nhựa hóa ra biển cũng đều bị những khe suối bất ngờ này xé toang và cuốn đứt từng đoạn dài. Người dân vùng biển luôn bị động và bất ngờ trước sự hình thành khe suối trên đồi cát này, nên luôn bị thiệt hại lớn khi mưa lũ xảy ra.
Trước sự 'đe dọa' của cát đối với đời sống của cư dân dọc tuyến bãi ngang Quảng Ninh và Lệ Thủy, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Giai cho biết, việc chế ngự cát bay, cát nhảy và cát chảy là rất khó. Hiện chưa có công trình nào hiệu quả trên cát để giúp người dân hạn chế hữu hiệu cát bay, cát chảy, cát nhảy. Nếu sạt lở thì làm kè, rọ sắt, bao cát để ngăn chặn, nhưng còn cát bồi lấp do mưa gió hoặc nước chảy thì chỉ còn cách trồng cây chắn gió, nhưng trồng cây trên cát không dễ và phải có thời gian. Tuy vậy trồng rừng phòng hộ vẫn là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại do nạn cát bay, cát chảy gây ra.
Những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai chương trình trồng rừng chắn cát nhưng hiệu quả không cao. Rừng phòng hộ ven biển ngày càng mất dần do nhu cầu nuôi thủy sản. Mất rừng phòng hộ là thiếu đi lá phổi xanh giữa chang chang cát trắng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc người dân vùng biển bãi ngang ở Quảng Bình tiếp tục đối mặt với những khó khăn do cát bay, cát nhảy và cát chảy gây nên.
H.G – N.D