• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Bình phát huy thế mạnh từ rừng để khai thác tín chỉ carbon

(Chinhphu.vn) - Với hơn 590.000 ha rừng, Quảng Bình là địa phương có tiềm năng lớn về giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng.

10/09/2024 17:10
Quảng Bình phát huy thế mạnh từ rừng để khai thác tín chỉ carbon- Ảnh 1.

Quảng Bình có thế mạnh từ rừng để khai thác tín chỉ carbon - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Tỉnh Quảng Bình hiện có 590.038 ha rừng, trong đó có 469.317 ha rừng tự nhiên và 120.721 ha rừng trồng. Tỉ lệ che phủ rừng 68,70%. 

Xác định rừng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là tiến trình phát triển thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh đã quy hoạch và hiện có 318.363 ha rừng sản xuất, 151.836 ha rừng phòng hộ và đặc biệt là 144.311 ha rừng đặc dụng có giá trị bảo tồn cao.

Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh trong lĩnh vực mua bán tín chỉ carbon rừng, Quảng Bình đã sớm đề xuất với Bộ NN&PTNT tham gia dự án "Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam" do Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp (FCPF) thông qua Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Quảng Bình là 1 trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, tỉnh Quảng Bình được phân bổ 80% kinh phí từ nguồn thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) với hơn 235 tỷ đồng. Trong đó, năm 2023 là hơn 82 tỷ đồng, năm 2024 là hơn 100 tỷ đồng, năm 2025 gần 53 tỷ đồng.

Cụ thể, năm 2023 địa phương đã chi cho 10.762 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; 16 chủ rừng là tổ chức, 9 chủ rừng là tổ chức khác và 71 UBND cấp xã với số tiền hơn 82 tỷ đồng. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh đã chi trả cho các đối tượng hưởng lợi 68 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch. Kinh phí còn lại chưa chi trả đã được đưa vào kế hoạch tài chính năm 2024 để tiếp tục chi trả.

Năm 2024, địa phương đã chi cho 11.411 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; 23 chủ rừng là tổ chức và 71 UBND cấp xã với số tiền hơn 100 tỷ đồng. Hiện đã chi trả gần 82 tỷ đồng, đạt gần 81% kế hoạch.

Quảng Bình phát huy thế mạnh từ rừng để khai thác tín chỉ carbon- Ảnh 2.

Lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng

Còn điểm 'nghẽn' trong việc chi trả tín chỉ carbon

Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình cho hay, nguồn chi trả từ ERPA đã góp phần tăng kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn.

Việc triển khai thực hiện ERPA đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng, giảm tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

"Kế hoạch chi trả cho việc bán tín chỉ carbon là nội dung mới, thực hiện thí điểm, nên trong quá trình triển khai có phát sinh một số khó khăn đang vướng mắc trong Nghị định số 107 của Chính phủ", ông Tuấn thông tin.

Tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 quy định nguyên tắc "chi không chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách Nhà nước". Tuy nhiên, hiện nay phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã được bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước theo các chính sách hiện hành thông qua các chương trình, dự án. Nếu thực hiện theo quy định nêu trên thì sẽ có rất ít diện tích để thực hiện việc giao khoán bảo vệ rừng.

"Hay tại khoản 2 Điều 5 quy định về đối tượng tham gia thỏa thuận quản lý rừng với chủ rừng tổ chức là cộng đồng dân cư, trong khi đó, thực tế tại tỉnh Quảng Bình, diện tích rừng tự nhiên chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, dọc biên giới Việt-Lào là những nơi có rất ít hoặc không có cộng đồng dân cư sinh sống. Do vậy, chủ rừng là tổ chức không thể thực hiện khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, ông Trần Quốc Tuấn nêu rõ 2 điểm khó khăn trong quá trình thực hiện.

"Đối với các khó khăn, vướng mắc trong việc chi trả từ nguồn ERPA, ngành đã tham mưu UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ NN&PTNT, đồng thời chỉ đạo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tổng hợp, báo cáo gửi Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và đoàn công tác đánh giá giữa kỳ để có giải pháp tháo gỡ, điều chỉnh hoặc làm cơ sở ban hành chính sách mới phù hợp với thực tế khi kết thúc giai đoạn thí điểm", Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Bình cho biết.

Thời gian tới, tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh rừng tự nhiên để khai thác tiềm năng tạo tín chỉ carbon rừng và thời cơ tham gia vào thị trường tín chỉ carbon bằng các giải pháp như, thực hiện các hoạt động trồng rừng mới trên địa bàn theo tiêu chuẩn quốc tế và tạo tín chỉ carbon; thực hiện các hoạt động chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, phục hồi trồng rừng ngập mặn... Tất cả các hoạt động này sẽ được đánh giá diện tích hợp lệ và ước tính tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính.

Lưu Hương