• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Nam: Các xã vùng cao của huyện Bắc Trà My và huyện Nam Trà My bị cô lập do nước lũ

Tính đến trưa ngày 14/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới gần bờ ở vào khoảng 13,8 - 14,80 N; 109,9 - 110,90 E nằm trên vùng biển của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới tỉnh Quảng Nam đã kêu gọi tất cả các tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào bờ, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi đánh bắt.

15/11/2010 16:56
Đến 13 giờ cùng ngày đã có 3.499 trên tổng số 3.500 phương tiện tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn, hiện tại còn 01 phương tiện đánh bắt xa bờ số hiệu QNa 90345 cùng 28 thuyền viên do ông Trần Công Kỳ, trú ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành làm thuyền trưởng vẫn còn ở ngoài khơi khu vực Đảo Đá Tây, Trường Sa. Bộ đội Biên phòng tỉnh và gia đình vẫn đang giữ liên lạc thường xuyên với phương tiện này và yêu cầu đi tìm nơi trú ẩn. Trên đảo Cù Lao Chàm và thành phố Hội An có 22 tàu cá các tỉnh và tàu vận tải cùng với 216 thuyền viên đã vào trú ẩn an toàn. Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm đang phối hợp cùng Chính quyền địa phương hướng dẫn các phương tiện neo đậu tại các vị trí an toàn trên đảo, đồng thời chuẩn bị sẵn 15 tấn lương thực dự trữ trên đảo để hỗ trợ cho người dân nếu thời tiết diễn biến xấu và kéo dài. Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cũng duy trì nghiêm các chế độ trực ban, trực quân số với 110 cán bộ, chiến sỹ và sẵn sàng 03 tàu, 02 ca nô, 04 xe ô tô để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh cho biết: do ảnh hưởng của hoàng lưu áp thấp nhiệt đới gần bờ, mưa lớn diễn ra trên diện rộng và kéo dài liên tục trong nhiều ngày qua tại khu vực vùng cao Trà My, kể từ rạng sáng ngày 14/11, tuyến đường độc đạo ĐT 616 lên các xã vùng cao Trà Bui, Trà Đốc, Trà Tân, Trà Giác, Trà Giáp và Trà Ka của huyện Bắc Trà My và huyện Nam Trà My đã bị chia cắt và cô lập hoàn toàn do nước lũ. Ngày 14/11, lượng mưa tại vùng Trà My tiếp tục tăng, nước lũ tại ngầm sông Trường luôn giữ ở mức hơn 3 m, điện lưới bị cắt gián đoạn. Hàng chục xe tải vận chuyển vật liệu phục vụ thi công công trình thủy điện Sông Tranh 2 và các công trình xây dựng cơ bản của huyện Nam Trà My bị mắc kẹt. Theo thông tin từ một số xã, đã có 26 con trâu, bò bị chết lạnh do bị mưa dài ngày, thiếu thức ăn và chuồng trại không đảm bảo giữ ấm. Riêng tại xã Trà Bui, có 9 con bò và 5 con trâu bị chết. Mưa lớn còn làm lầy lội tại nhiều tuyến đường liên thôn ở các khu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 xã Trà Bui. Sông Bui, suối Nước Nẻ nước lũ liên tục dâng cao, xã Trà Bui phải huy động lực lượng thanh niên xung kích, dân quân, xã đội túc trực 24/24 giờ ứng phó với mưa lũ, chốt chặn tại những tuyến đường, cống ngầm bị ngập, tuyệt đối không cho người dân qua lại, để tránh không xảy ra thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Trần Tĩnh