• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quảng Nam phát hiện, xử lý 94 ổ dịch sốt xuất huyết

(Chinhphu.vn) – Đến nay Quảng Nam đã ghi nhận gần 3.000 ca mắc sốt xuất huyết tại 17/18 huyện, thị xã, thành phố, tăng gấp 11,7 lần so với cùng kỳ và tiếp tục có chiều hướng gia tăng ca bệnh.

15/07/2022 10:32
photo-1657824191201

Địa phương đang ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy.

Ông Trần Văn Kiệm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Nam thông tin, đến nay Quảng Nam đã ghi nhận 2.971 ca mắc sốt xuất huyết tại 17/18 huyện, thị xã, thành phố, tăng gấp 11,7 lần so với cùng kỳ năm 2021, và đang có chiều hướng gia tăng thêm số ca bệnh.

Ngành y tế địa phương đã xác minh ca bệnh và xử lý 94 ổ dịch tại huyện Điện Bàn (18), Duy Xuyên (14), Núi Thành (13), Tam Kỳ (12), Thăng Bình (11), Đại Lộc (7), Quế Sơn (4), Phú Ninh (3), Bắc Trà My (3), Nông Sơn (3), Hiệp Đức (1), huyện Nam Trà My (1), chưa ghi nhận ca tử vong.

Tại Quảng Nam, sốt xuất huyết bắt đầu tăng nhanh từ tuần thứ 21 (hơn 100 ca/tuần) và tăng đột biến bắt đầu từ tuần thứ 24 (tăng hơn 300 ca/tuần) và chưa có xu hướng giảm.

Để tránh nguy cơ dịch bùng phát, không để "dịch chồng dịch" và đặc biệt không có trường hợp tử vong, ngành y tế địa phương đã huy động các nguồn lực và triển khai nhiều biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân.

Phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các xã trọng điểm, nơi có nguy cơ cao; diệt lăng quăng/bọ gậy tại hộ gia đình hàng tuần với phương châm: Không có bọ gậy, loăng quãng, không có muỗi thì không có sốt xuất huyết; tăng cường công tác truyền thông giáo dục qua loa đài phát thanh và xe lưu động, nâng cao ý thức của người dân tự giác tham gia các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng, đặc biệt là mỗi hộ gia đình tự giác thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm không cho muỗi vằn có nơi trú ngụ và sinh sản như lau chùi dụng cụ chứa nước, loại bỏ các dụng cụ phế thải không cân thiết.

"Đồng thời khuyến cáo người dân đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước có thể chứa lăng quăng, bọ gậy; thực hiện ngủ bỏ màn; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà..", Trần Văn Kiệm cho biết.

Dịp này tại Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung, do thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa bất chợt như những ngày qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh lăng quăng, bọ gậy phát triển; nguy cơ gia tăng các ca bệnh và lan rộng ra nhiều địa phương nếu không có các biện pháp chủ động phòng chống dịch kịp thời.

 Lưu Hương